Tại tỉnh Quảng Nam, bão số 4 đã làm 52 người bị thương, 110 nhà bị sập trên 70%; 2.974 nhà bị hư hại, tốc mái… Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam đang tập trung khắc phục hậu quả của bão và ứng phó mưa lũ.
Theo báo cáo nhanh Công tác triển khai ứng phó với bão số 4 (Noru) của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Nam, tính đến 5 giờ ngày 29/9, qua thống kê ban đầu, bão số 4 đã làm 52 người bị thương (Duy Xuyên: 6; Phú Ninh: 5; Quế Sơn: 2; Đại Lộc: 11; Điện Bàn: 12; Thăng Bình: 4; Hiệp Đức: 3; Tiên Phước: 1; Nông Sơn: 2; Đông Giang: 4).
Trường THCS Nguyễn Thành Hãn, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) bị hư hỏng nặng (ảnh CTV)
Về nhà ở, cơ quan: 110 nhà bị sập trên 70%; 2.974 nhà bị hư hại, tốc mái; 131 phòng học bị tốc mái, hư hỏng; 07 trụ sở làm việc của công an tỉnh và các địa phương bị thiệt hại.
Về nông nghiệp: 232 ha lúa; 435 ha hoa màu, 309 ha cây lâu năm; 538 ha cây hàng năm, 1.020 ha rừng, 1.405 cây xanh bị hư hại, ngã đổ; 1.690 con gia súc, 905 con gia cầm bị thiệt hại; 01 công trình thủy lợi bị hư hỏng, cuốn trôi tại huyện Quế Sơn; 450m bờ sông bị sạt lở tại các huyện Nam Giang, Duy Xuyên, Thăng Bình; 800m bờ biển bị sạt lở tại huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, tại Âu thuyền thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành: Chìm 01 tàu của ông Phan Hồng, số hiệu 90456.
Tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành: chìm 01 ghe cá.
Tại Tam Hải, huyện Núi Thành: Chìm 2 tàu câu mực: Của ông Hoàng Thanh Vương, số hiệu 90370 và Của ông Lê Văn Hội số hiệu 91037. Tại Âu thuyền Hồng Triều chìm 1 tàu lưới vay số hiệu 94121 của ông Đặng Văn Đức (1964).
Về giao thông, 2.625m chiều dài bị sạt lở, hư hỏng; 8.900 m3 đất bị sạt lở; 05 cầu, 07 cống bị hư hỏng...
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và ứng phó mưa lũ
UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành hỗ trợ nhân dân tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và ứng phó mưa lũ.
Huyện Phước Sơn (Quảng Nam) huy động lực lượng lợp lại nhà cho dân bị tốc mái (ảnh CTV).
Tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại. Tiếp tục rà soát các khu vực không đảm bảo an toàn, nhất là các khu vực bị ngập sâu, chia cắt, vùng trũng thấp ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn, trên các sông, suối, hồ chứa nước; kiên quyết không cho người, phương tiện đi qua những khu vực ngập sâu, nguy hiểm, nơi dễ sạt lở đất; kiên quyết không để người dân sơ tán quay trở về nhà khi chưa đảm bảo an toàn. Hỗ trợ chỗ ở, lương thực đảm bảo ổn định cuộc sống cho các hộ bị sập nhà cửa, các hộ phải sơ tán khẩn cấp, không để hộ dân nào bị thiếu lương thực.
Huyện Phước Sơn (Quảng Nam) huy động lực lượng thông tuyến giao thông (ảnh CTV)
Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc nghiêm cấm việc vớt củi, đánh bắt cá trên sông, trên các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết; tàu thuyền, đò ngang, đò dọc hoạt động trên các sông, suối, hồ chứa nước, các nơi ngập sâu để chở người, hàng hóa khi có mưa lũ.
Khẩn trương chỉ đạo tổ chức kiểm tra và khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ, chủ động huy động lực lượng hỗ trợ người dân nhanh chóng sửa chữa lại nhà cửa bị hư hại; hỗ trợ các hộ khó khăn ổn định đời sống; khắc phục sự cố sạt lở và triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.
Hỗ trợ lực lượng, phương tiện tham gia cùng với Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế, các đơn vị Điện lực trong quá trình thu dọn cây cối ngã đổ vào đường dây để ngành điện tập trung dựng cột, xử lý dứt điểm, sớm khôi phục, cấp điện trở lại cho nhân dân…
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.