Đến nay, cả tỉnh Quảng Nam đã gieo cấy được 39,2 nghìn ha lúa Đông Xuân 2023-2024, đạt 94,5% so với kế hoạch.
Sáng nay (15/2, tức mùng 6 Tết Giáp Thìn năm 2024), UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban đầu năm về tình hình trước, trong và sau Tết Giáp Thìn năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam chủ trì Hội nghị giao ban đầu năm.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam tại Hội nghị giao ban đầu năm, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo tập trung triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 và thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2024, đặc biệt là bố trí lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp; chủ động xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, có hiệu quả; quản lý dịch hại cây trồng, tăng cường công tác đứng điểm, cập nhập thông tin cơ sở để kịp thời có giải pháp quản lý hiệu quả; hướng dẫn Nhân dân chủ động phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi.
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đầu tiên trên cả nước tại vùng đất cát xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Đến nay, cả tỉnh đã gieo cấy được 39,2 nghìn ha lúa, đạt 94,5% so với kế hoạch; 1,9 nghìn ha ngô; 0,7 nghìn ha khoai lang; 5,7 nghìn ha lạc; rau các loại 3,7 nghìn ha,… Hoạt động chăn nuôi phát triển ổn định, các địa phương tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chống đói rét và kiểm dịch nuôi bảo đảm nguồn cung thực phẩm Tết.
Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý công trình thủy lợi trước, trong, sau Tết Giáp Thìn để chủ động phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm; phát động và tổ chức ra quân trồng cây xanh năm 2024 vào ngày 19/02, tức mùng 10 tháng Giêng Âm lịch; chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ động vật; chỉ đạo triển khai các hoạt động cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trên lĩnh vực nông nghiệp.
Phối hợp với chính quyền địa phương ven biển tổ chức thăm hỏi, động viên tinh thần, vật chất cho các hộ ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, ngư dân tham gia bám biển khai thác hải sản trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức lễ ra quân đầu năm, lễ cầu ngư khai thác hải sản sau Tết đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và truyền thống của các địa phương.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.