Trong xu thế toàn cầu hóa, chuyển đổi số đã và đang hiện diện trong tất cả các hoạt động và đang diễn ra mạnh mẽ. Cuộc sống con người, thói quen tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã và đang thay đổi nhanh chóng theo hướng số hóa các hoạt động.
Chiều nay (26/9), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Bình Sơn tổ chức Phiên kết nối cung cầu Công nghệ số cho một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện tuần lễ Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Ngãi năm 2024, với chủ đề chung là “Chuyển đổi số - Phát triển kinh tế số”.
Ông Đàm Minh Lễ, Phó trưởng ban phụ trách BQL KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc Phiên kết nối cung cầu Công nghệ số, ông Đàm Minh Lễ, Phó trưởng ban phụ trách BQL KKT Dung Quất và các Khu tỉnh cho rằng: Một trong những giải pháp để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó là CĐS. Chuyển đổi số hiện là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay không chỉ riêng ở Việt Nam mà có tính toàn cầu; CĐS là việc của cơ quan nhà nước, mỗi người dân và từng DN. Chuyển đổi số giúp DN tối ưu hóa quy trình, phương thức SX, KD; nếu không thực hiện CĐS, chắc chắn DN của chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau.
Và để thực hiện CĐS thành công, DN cần có sự thay đổi. Trước tiên phải từ nhận thức của lãnh đạo và nhân viên: Lãnh đạo DN cần có sự sẵn sàng thay đổi và tích cực tham gia CĐS; nhân viên cần được trang bị đầy đủ kỹ năng để thích ứng và duy trì với những thay đổi đó, cùng với thực hiện các giải pháp, công cụ CĐS do DN tự phát triển hoặc do các DN số cung cấp phù hợp với hoạt động của DN.
Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi hiện có 349 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là hơn 18,374 tỷ USD; tổng vốn thực hiện đến nay hơn 12 tỷ USD… Có 256 dự án đi vào hoạt động của 210 doanh nghiệp; giải quết việc làm cho trên 73.000 lao động.
Qua theo dõi đến thời điểm hiện nay, vẫn còn rất ít DN trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi triển khai các giải pháp CĐS, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)… vì thiếu thông tin, nguồn lực và cơ hội tiếp cận các giải pháp CĐS. Mà chỉ chủ yếu là các DN lớn như Lọc dầu, Hòa Phát, Doosan, VSIP… luôn đi trước đón đầu, có các công cụ CĐS do DN đầu tư và tự phát triển phù hợp với yêu cầu vận hành của DN.
Phiên kết nối cung cầu Công nghệ số cho DN, với mong muốn kết nối nhu cầu của các DN sản xuất với các giải pháp chuyển đổi số của các DN số thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số, nền tảng số,... đến các DN SXKD trên địa bàn.
Đại diện lãnh đạo Ban QL KKT Dung Quất, huyện Bình Sơn, Sở TT&TT, VNNIC, Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT nhấn nút khai trương Chương trình “Hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia “.vn” tại Tuần lễ CĐS số tỉnh Quảng Ngãi năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 826/QĐ-BTTTT ngày 21/5/2025 Phê duyệt “Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên miền quốc gia “.vn” ở các tỉnh, thành phố trên cả nước giai đoạn 2024 - 2025”; theo đó triển khai miễn phí tên miền và dịch vụ liên quan cho doanh nghiệp, cho người dân…
Tại Phiên kết nối cung cầu Công nghệ số cho một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) khởi động triển khai chương trình “Hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia “.vn” tại Quảng Ngãi.
Theo chương trình “Hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia “.vn” tại Quảng Ngãi, đối tượng là Doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 01 năm, hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh; hỗ trợ miễn phí 2 năm sử dụng tên miền .biz.vn và dịch vụ số kèm theo (web, email,..); thời gian đăng ký: Từ nay đến 31/12/2025 (được hưởng 2 năm kể từ ngày đăng ký; thời gian đăng ký được hưởng: từ nay đến 31/12/2025). Cách thức thực hiện: Đăng ký trực tuyến tại https://hiendienonline.tenmien.vn/ Đăng ký trực tiếp tại bàn quầy của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức tại các phiên hội thảo tại huyện Sơn Hà, Nghĩa Hành, Bình Sơn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.