Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 14 tháng 12 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024 | 14:7

Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

Quảng Ngãi tăng cường ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền vừa ký Công văn chỉ đạo về một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 6481/UBND-KTN ngày 20/12/2023 về việc tăng cường ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và Công văn số 761/UBND-KTN ngày 07/02/2024 về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, thủy sản, tôm nuôi nước lợ trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường quản lý, kiểm soát tốt dịch bệnh

Tăng cường quản lý, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm hạ giá thành sản xuất ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể; tiến hành chọn lọc để loại thải ngay những con giống kém chất lượng hoặc không đủ tiêu chuẩn làm giống để chọn lọc đàn giống có chất lượng tốt phục vụ sản xuất.

Chỉ đạo tăng đàn, tái đàn hợp lý, những vùng không có dịch, vùng có nguy cơ thấp, đảm bảo đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học; khuyến cáo tăng đàn, tái đàn tại các trang trại, nông hộ an toàn dịch bệnh, kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin cho đàn vật nuôi; tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở sản xuất thức ăn, các đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh điều chỉnh giá bán phù hợp trên tinh thần chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn trước mắt.

Tuyên truyền người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi

Tuyên truyền người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi VietGAP để phòng, chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi mang tính bền vững, thực hiện khai báo, cung cấp dữ liệu chăn nuôi theo đúng quy định.

Xây dựng các mô hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết khép kín từ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất của các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Rà soát thực trạng tình hình chăn nuôi tại địa phương để tổng hợp; xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân quá trình chăn nuôi cần cẩn thận, tính toán kỹ, nhất là khâu chọn giống và bám sát vào định hướng quy hoạch chăn nuôi của tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tăng đàn, tái đàn, chế biến và đảm bảo nguồn cung để bình ổn giá; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, khép kín và an toàn sinh học; đẩy mạnh sản xuất con giống, đảm bảo sản lượng thịt hơi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh.

Chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện đánh giá thực địa, xây dựng kế hoạch chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi, trong đó có ngô và các loại cây thức ăn chăn nuôi khác.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan tích cực tham gia và hỗ trợ nguồn lực chuyển đổi số trong chăn nuôi nhằm dự báo, cân đối cung cầu, gắn sản xuất với thị trường; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về chăn nuôi, thú y, khuyến nông nắm bắt kịp thời thông tin, số liệu về tổng đàn, sản lượng, từ đó có những khuyến cáo chủ động, những dự báo sát với thực tế thị trường để điều tiết tổng đàn chăn nuôi…

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

  • Bài cuối: “Mối duyên” hợp tác đưa Sếu đầu đỏ bảo tồn tại Việt Nam

    Bài cuối: “Mối duyên” hợp tác đưa Sếu đầu đỏ bảo tồn tại Việt Nam

    Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện trong thời gian 10 năm (2022 – 2032). Đây là đề án “dài hơi”, mang tầm vóc quốc tế, do đó, cần sự chung tay, đồng hành của cả cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

  • Gấp rút hoàn thiện Làng Nủ mới

    Gấp rút hoàn thiện Làng Nủ mới

    Còn 3 ngày nữa là đến thời điểm bàn giao căn hộ đón người dân vào nhà mới, trên công trường thi công khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), từng hạng mục công trình đang chạy đua với thời gian.

  • Bài 3: Đôi mắt giữ sếu

    Bài 3: Đôi mắt giữ sếu

    Như “đôi mắt” luôn canh gác cho rừng, người đàn ông ấy không rời mắt khỏi từng góc tràm, từng mảng xanh nơi Vườn Quốc gia Tràm Chim. “Giữ mảng xanh cho Sếu đầu đỏ”, tâm niệm ấy đã níu ông lại với công việc giữ rừng suốt hơn 30 năm qua.

Top