Ngày 30/8, Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Biển Đông - Hải đảo tỉnh phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) tổ chức Buổi nói chuyện chuyên đề về Biển Đông, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, lực lượng biên phòng… về bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
GS.TS. Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật Quốc tế của Liên Hợp quốc; Học viện Ngoại giao, nguyên Lãnh đạo Ủy ban Biên giới Quốc gia đã cập nhật thông tin về tình hình Biển Đông; Quyết sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trước tình hình Biển Đông hiện nay.
Quang cảnh buổi nói chuyện chuyên đề về Biển Đông.
Thời gian qua, báo chí đã có tiếng nói mạnh mẽ góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo ngày càng diến biến phức tạp, vì vậy việc bảo vệ chủ quyền đang đặt ra không ít thách thức cho các cấp, các ngành nhất là giới báo chí, truyền thông.
Việt Nam thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS ) để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích của mình trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở biển Ðông.
Giám đốc Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi phát biểu khai mạc buổi nói chuyện chuyên đề về Biển Đông
Đã bao đời nay, người dân Quảng Ngãi luôn gắn bó với biển, phát triển mạnh về kinh tế biển, từ đánh bắt ngoài khơi xa đến nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản và luôn tự hào là địa phương có nhiều nét văn hóa biển, đảo đặc sắc, phong phú, riêng có của vùng đất địa linh nhân kiệt và cũng là địa phương có đóng góp trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Những năm qua, đồng hành cùng với cả nước vì biển, đảo, Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương được đánh giá là đi đầu trong việc phát triển kinh tế biển đảo, đi đầu trong việc lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển Đông, trong việc bảo tồn di sản văn hóa biển đảo mà tiêu biểu là phục hồi Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.