Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2024 | 11:47

Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội khóa XV đã thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Sáng 21/3, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Quốc hội khóa XV đã họp kỳ bất thường lần thứ 6 tại Hà Nội để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Tại kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng (đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng).

quoc hoi mien nhiem chuc vu chu tich nuoc doi voi ong vo van thuong hinh anh 1

Quốc hội khóa XV đã thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Văn Thưởng. Ảnh: TTXVN

Các đại biểu đã tiến hành bỏ phiếu kín miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Võ Văn Thưởng. Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, miễn nhiệm các chức vụ nêu trên.

Theo quy định tại Hiến pháp, Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, vì vậy, khi Quốc hội miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước thì đương nhiên thôi chức danh Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Trước đó, ngày 20/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ông Võ Văn Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, vừa qua theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Võ Văn Thưởng đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Những vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, ông Võ Văn Thưởng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Võ Văn Thưởng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ông Võ Văn Thưởng sinh năm 1970; quê quán xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ông là Ủy viên Trung ương các khóa: X (dự khuyết), XI, XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng Khóa XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIV, XV.

Quá trình công tác, ông Võ Văn Thưởng từng kinh qua các chức vụ: Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thường trực Ban Bí thư.

 

PV/VOV.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top