Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 4 năm 2023 | 21:39

Quy hoạch Lào Cai trở thành cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương quốc tế

Hôm nay (12/4), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu trở thành cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.

Trong giai đoạn, 2011-2020, Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì ở mức độ khá cao, tăng trưởng GRDP đạt 9,2%/năm. Năm 2020, quy mô GRDP của Lào Cai đứng thứ tư các tỉnh trong vùng TDMNPB (tăng 3 bậc so với năm 2010) và đứng thứ 45 các tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 7 bậc so với năm 2010).

GRDP bình quân đầu người của tỉnh tăng từ 20,84 triệu đồng năm 2010 lên 77,8 triệu đồng năm 2020. Tăng trưởng GRDP/người, giai đoạn 2016- 2020 đạt 10,9%/năm (vùng tăng 9,8%/năm; cả nước tăng 8,3%/năm). Năm 2020, GRDP/người của tỉnh đứng thứ hai trong vùng TDMNPB và đứng thứ 15 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 25 bậc năm 2010).

Thu nhập bình quân đầu người từ 9,8 triệu đồng năm 2010 tăng lên 29,1 triệu đồng. Đưa Lào Cai đứng 4 so với Vùng (tăng 4 bậc) và đứng thứ 40 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 5 bậc).

Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện. Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 177,8 nghìn tỉ đồng, tăng bình quân 12,2%/năm (cả nước tăng 10,6%/năm)...

Xác định tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để Lào Cai phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên các trụ cột về kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh... Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ: Một trục động lực, hai cực phát triển, ba vùng kinh tế, bốn trụ cột phát triển kinh tế, năm nhiệm vụ trọng tâm.

Lào Cai đặt ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu GRDP bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai đứng trong nhóm 10 tỉnh, thành phố của cả nước; thu nhập bình quân đầu người đứng trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao của cả nước; trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp chế biến chế tạo.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khảo sát quy hoạch Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai (ảnh: Báo Lào Cai)

Theo đó,  tỉnh Lào Cai ưu tiên tập trung phát triển một số trụ cột, nền tảng tăng trưởng kinh tế: Kinh tế cửa khẩu và dịch vụ, công nghiệp chế biến/chế tạo, du lịch, nông lâm nghiệp thủy sản chất lượng cao. Mang lại thành công cho những trụ cột tăng trưởng kinh tế trên bằng cách đầu tư vào các tài sản hạ tầng quan trọng: Kết cấu hạ tầng giao thông: cao tốc Nội Bài – Lào Cai; cảng hàng không Sa Pa; cầu đường bộ qua sông Hồng; đầu tư tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng... Ưu tiên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và đầu tư với chiến lược xây dựng thương hiệu và truyền thông hiệu quả.

Đến năm 2050, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển, là một trung tâm phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước; Trung tâm kết nối quan trọng trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh giữa Trung Quốc, Việt Nam, ASEAN và châu Âu với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại và tích hợp. Kinh tế Lào Cai phát triển theo hướng chủ đạo là sáng tạo, xanh, sạch; một trong những trung tâm hoạt động văn hóa lớn ở vùng Tây Bắc với các thế mạnh về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của vùng đồng bào các dân tộc; bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Nguyên Hoa

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top