Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 2 năm 2024 | 22:22

Quyết liệt thúc đẩy điểm đột phá, 'đánh thức', khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên

Sáng 29/2, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Chính phủ tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên - Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, đồng chủ trì Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Trong những năm qua, quán triệt thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, với sự vào cuộc của các bộ, ngành, các tỉnh Tây Nguyên, sự tham gia tích cực của nhân dân, kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên có bước phát triển tích cực; giá trị văn hóa các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân được củng cố; an ninh, trật tự được bảo đảm. 

Tuy nhiên, phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế của vùng. Để phát triển bền vững Tây Nguyên, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, củng cố vững chắc an ninh, quốc phòng theo đúng mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị đã đề ra, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành Đề án phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Quyết liệt thúc đẩy điểm đột phá, 'đánh thức', khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an

Tại Hội nghị, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an đã quán triệt những nội dung trọng tâm Đề án của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên, trọng tâm là mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên thời gian tới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm rất đặc biệt về mọi mặt, đã ban hành nhiều Nghị quyết, kết luận, gần đây là Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Đề án phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên. 

Đồng chí Tô Lâm đề nghị các ban, bộ, ngành, địa phương thống nhất, đồng lòng, hành động quyết liệt, thực hiện cho được các quan điểm chỉ đạo; tập trung mọi biện pháp, nguồn lực, nỗ lực thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp mới, đột phá để thực hiện các mục tiêu cụ thể trong Đề án, với tinh thần "Năm quyết liệt”: (1) Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn; (2) Quyết liệt hoàn thiện, triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù đối với Tây Nguyên; (3) Quyết liệt thúc đẩy điểm đột phá, “đánh thức”, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng; phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, con người vùng đất Tây Nguyên, khí chất oai hùng, kiên trung, bất khuất như tinh thần Đam San huyền thoại thành nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, “không để ai bị bỏ lại phía sau”; (4) Quyết liệt giải quyết từ sớm, từ xa, từ cơ sở các yếu tố tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ; (5) Quyết liệt củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, theo đúng tinh thần đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: “Ai không dám làm, ai không làm được thì đứng sang một bên cho người khác làm”.

Quyết liệt thúc đẩy điểm đột phá, 'đánh thức', khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên- Ảnh 3.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu kết luận Hội nghị - Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đề cao trách nhiệm trong nắm bắt, phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tạo sinh kế cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp giữ vững an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ. 

Cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên các tỉnh Tây Nguyên huy động sức mạnh tổng lực thực hiện Đề án, tận dụng các lợi thế để biến thành cơ hội phát triển, tự lực, tự cường vươn lên; cấp ủy, chính quyền các tỉnh phụ cận phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Tây Nguyên trong triển khai Đề án của Chính phủ, tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch, hệ thống hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, sinh thái sẵn có, độc đáo của Tây Nguyên.

Với lịch sử lâu đời, truyền thống anh hùng, bất khuất trong kháng chiến và mạnh mẽ, sáng tạo vươn lên trong đổi mới, tinh thần đoàn kết, một lòng son sắt theo Đảng, theo Bác Hồ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Đại tướng Tô Lâm tin tưởng sâu sắc rằng, đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, với khí thế mới, động lực mới của mùa xuân mới, năm mới sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, sớm đưa Tây Nguyên phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững.

 

Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top