Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội vừa có Công điện số 02/CĐ-BCH gửi các sở ngành, UBND cấp huyện chỉ đạo tập trung ứng phó với mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 gây ra
Theo Công điện số 02/CĐ-BCH, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ đêm ngày 22/7, tại Hà Nội có gió mạnh cấp 3 - 4, giật cấp 6. Từ chiều 22/7 đến ngày 24/7, trên địa bàn thành phố có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 120mm, có nơi trên 150mm.
Dự kiến, mực nước sông Hồng sẽ lên cao trong những ngày tới.
Số liệu quan trắc cho thấy, hiện nay, mực nước trên các sông và hệ thống kênh mương thuỷ lợi của Hà Nội đang ở mức cao. Cá biệt mực nước trên sông Tích tại trạm thuỷ văn Kim Quan và Vĩnh Phúc đã đạt báo động I từ 17 giờ chiều qua (21/7); trong khi mực nước sông Nhuệ cũng lên trên báo động I, ở mức 4,15/4,13m.
Để chủ động ứng phó với bão số 2 và mưa lũ do hoàn lưu của bão trong những ngày tới, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đề nghị các sở ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai; thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân biết, chủ động phòng tránh.
Các sở ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm kịp thời ứng phó sự cố, thiên tai, bảo đảm an toàn về người và tài sản của nhân dân.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cũng đề nghị Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tập trung rà soát các điểm ngập úng cục bộ, sẵn sàng phương án tiêu thoát nước đô thị. Sở NN&PTNT Hà Nội và các doanh nghiệp thuỷ lợi vận hành linh hoạt hệ thống tiêu nước đệm chống úng ngập vùng trũng thấp, diện tích canh tác nông nghiệp…
Đối với Sở TN&MT Hà Nội, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP đề nghị chỉ đạo tăng cường rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún đất; tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết các dấu hiệu và các kỹ năng xử lý tình huống, ứng phó khi có sự cố thiên tai xảy ra.
Sáng sớm 23/7, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận có mưa vừa đến mưa to. Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia dự báo, trong sáng nay, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.
Mưa lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ gây ngập lụt và làm nước ở các con sông dâng cao, việc xả lũ để bảo vệ các công trình thủy lợi sẽ được các đơn vị khai thác tính toán, chủ động phòng chống là một trong những biện pháp để bảo vệ người, tài sản và hoa màu.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.