Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 6 năm 2023 | 22:8

Rác thải nhựa từ sản xuất nông nghiệp tạo áp lực lớn cho môi trường

Hàng trăm ngàn tấn rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp được thải ra mỗi năm đang gây áp lực rất lớn cho môi trường. Nếu không sớm giải quyết tình trạng bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y được xả thải bừa bãi, con người sẽ là người gánh nhiều hậu quả về mặt sức khỏe.

Những con số biết nói

Ông Mai Thanh Giang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình cho biết, bình quân mỗi ha trồng lúa hiện nay, nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1kg vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật/vụ. Đối với rau màu, cây công nghiệp, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn, gấp 2-3 lần trồng lúa. Với diện tích khoảng 150.000ha/năm trồng lúa và gần 75.000ha/năm trồng rau màu, ước tính, lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng tại Thái Bình lên tới con số hàng trăm tấn.

Còn ở tỉnh Quảng Bình, lượng phát thải nhựa từ hoạt động khai thác và nuôi thủy sản chiếm số lượng lớn. Hiện, địa phương này có hơn 3.500 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên, trong đó, có gần 1.200 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản vùng khơi; diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ ven biển hơn 1.300ha. Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, rác thải nhựa phát sinh trong hoạt động sản xuất thủy sản của tỉnh chủ yếu đến từ hoạt động khai thác thủy sản; ngư lưới cụ hư hỏng, thất thoát, trôi nổi trên biển; sản xuất nuôi trồng thủy sản ven biển.

Bể thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túi ni-lông giúp hạn chế việc xả chất thải nhựa ra môi trường (Ảnh: Gia Hưng)

Là một trong những tỉnh trọng điểm nuôi biển của miền Bắc, tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 32.000ha nuôi trồng thủy sản, trong đó, các hộ nuôi chủ yếu sử dụng phao xốp để làm lồng bè. Loại vật liệu này có độ bền thấp, sau 2-3 năm sử dụng, những quả phao xốp tan rã, nổi trôi trên mặt nước, gây ô nhiễm môi trường sinh thái biển. Theo báo cáo của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), hàng năm, các đơn vị thu gom khoảng 2.000 tấn rác từ vịnh Hạ Long, trong đó, có khoảng 2/3 lượng rác là phao xốp, tre, nứa từ nuôi trồng thủy sản.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân và phát triển đất nước. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cũng tạo ra những áp lực cho môi trường, trong đó có vấn đề chất thải nhựa...

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2021 cho thấy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt (ni lông, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) xấp xỉ 661.000 tấn/năm (gồm 550.000 tấn ni lông, 77.400 tấn vỏ bao bì phân bón và gần 34.000 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật). Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm khoảng gần 68.000.000 tấn; 77.000 tấn chất thải nhựa vỏ bao bì thức ăn. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát sinh khoảng 880.000 tấn bùn thải, 273.000 tấn chất thải từ bao bì thức ăn, vỏ thuốc thú y và các loại chất rắn khác.

Thúc đẩy thu gom và tái chế

Để thực hiện thành công kế hoạch quốc gia về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp và thủy sản, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam khuyến nghị rằng, nên đẩy nhanh các giải pháp hiệu quả hướng tới kế hoạch quốc gia; xây dựng dữ liệu cơ sở về ô nhiễm nhựa và chất thải nhựa, cũng như hệ thống giám sát khả thi từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh để đánh giá quá trình giảm thiểu chất thải nhựa trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy những mô hình thu gom và tái chế hiệu quả, sử dụng vật liệu đóng gói thay thế cho nhựa dùng một lần trên đồng ruộng. Tập huấn cho người dân và các bên liên quan trong nông nghiệp về tác động đến môi trường của nhựa cũng như các giải pháp thay thế.

Người tham dự hào hứng ký tên vào bức tường kỷ niệm như lời cam kết thực hiện tách nhựa tại nhà

Theo Tiến sĩ Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT), thời gian qua, ngành nông nghiệp đã bước đầu triển khai kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải nhựa. Các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT đã tiến hành điều tra, đánh giá tác động của chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường, gồm các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa.

Bộ NN-PTNT cũng đang xây dựng Bộ dữ liệu chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý, thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải nhựa; xây dựng các mô hình thí điểm quản lý thu gom, phân loại chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về chất thải nhựa tới các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân và người dân về giảm thiểu, thu gom, sử dụng chất thải nhựa...

Thực tế, tại các địa phương, nhiều giải pháp thu gom, xử lý rác thải nhựa đang được thực hiện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đơn cử, tỉnh Thái Bình đã thực hiện và nhân rộng mô hình “Cánh đồng sạch - thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật” ở hầu hết các xã, thị trấn với tổng số hơn 4.500 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật được xây dựng và đưa vào hoạt động trên các cánh đồng nhằm phân loại rác thải nhựa tại nguồn và thu gom, xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, tỉnh cũng thí điểm mô hình quản lý chất thải nhựa phát sinh trong sản xuất nông nghiệp trên diện tích hơn 10ha trồng lúa, khoai lang, ớt... tại xã Phú Lương, huyện Đông Hưng.

Tỉnh Quảng Ninh cũng thực hiện chuyển đổi vật liệu phao nổi trong nuôi trồng thủy sản theo kỹ thuật địa phương, giúp thay thế dần vật liệu nhựa dùng một lần, khó thu gom và tái sử dụng bằng vật liệu đã tái chế, thân thiện với môi trường. Cùng với hoạt động thu gom rác thải nhựa trên biển, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện sản xuất, cung ứng và chuyển đổi vật liệu nổi theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Đồng thời, xử lý, di dời các trường hợp vi phạm nuôi trồng thủy sản trái phép, sắp xếp ổn định các vùng nuôi biển tập trung theo quy hoạch, bảo vệ môi trường và tài nguyên biển.

Biến rác nha thành nguyên liu tái sinh

Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác thải nhựa chưa được phân loại đúng cách chủ yếu đến từ việc một bộ phận cư dân chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của phân loại rác và thói quen phân loại chưa triệt để, chỉ tách riêng một số nhựa để bán ve chai; các loại nhựa còn lại, đặc biệt túi mềm vẫn bị gộp chung vào rác thải sinh hoạt khác. Mặt khác, sự thiếu hoàn thiện từ hệ thống thu gom cũng làm giảm đi hiệu quả phân loại rác tại nguồn.

Thực tế trên đã đặt ra thách thức về thiết lập và hoàn thiện hệ thống thu gom - tái chế song song với việc nâng cao ý thức người dân, khuyến khích biến nhận thức về phân loại rác thành hành động và thói quen của cộng đồng. Trong đó, việc tạo nên mô hình tuần hoàn biến rác nhựa thành nguyên liệu tái sinh để quay lại phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống, giảm thiểu ô nhiễm sẽ cần đến sự chung tay của nhiều bên liên quan gồm: Người dân, cộng đồng địa phương, các cơ quan ban ngành, các tổ chức phi chính phủ; Các đơn vị thu gom, đội ngũ lao động ve chai tự do cũng như những nhà tái chế, nhà sản xuất và các đơn vị phân phối.

Thông qua Ngày hội thí điểm Tách nhựa để tái chế vừa diễn ra tại Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh, Unilever cùng UBND Quận 7 đã chính thức khởi động Chương trình hợp tác "Phân loi, thu gom và tái chế rác thi nha theo mô hình Kinh tế tun hoàn" hướng tới mục tiêu tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.

Với chương trình này, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động thực hiện phân loại rác sẽ được đẩy mạnh qua các hội nghị, kênh truyền hình quốc gia, báo đài cũng như nhân rộng ở khắp các khu dân cư, trường học, trung tâm thương mại… trên địa bàn quận. Hoạt động đổi rác lấy quà và trang bị hệ thống thùng rác phân loại làm từ nhựa tái chế cũng sẽ được duy trì thường xuyên như một cách khuyến khích người dân duy trì thói quen phân loại rác.

Song song đó, hệ thống thu gom, tái chế rác thải nhựa được thiết lập bởi Unilever Việt Nam và đối tác gồm các đơn vị thu gom và Tái Chế Duy Tân sẽ lần lượt được triển khai trên địa bàn quận, đảm bảo rác nhựa sau khi người dân phân loại sẽ được thu gom và xử lí thành hạt nhựa PCR. Tiếp đó chúng sẽ là nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất bao bì các sản phẩm của Unilever và nhiều đơn vị sản xuất khác.

Cũng trong ngày hội thí điểm vừa qua, Triển lãm về Nền kinh tế tuần hoàn cũng được triển khai giúp người tham dự có cái nhìn tổng quan về vòng đời ý nghĩa của rác thải nhựa, nếu được phân loại, thu gom, tái chế và đưa về phục vụ đời sống một cách đúng đắn. Qua đó, giúp người dân có được cái nhìn toàn diện về vấn nạn rác thải nhựa cũng như ý nghĩa to lớn từ mỗi hành động nhỏ của chính mình.

 
 
 
Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Đêm nhạc đặc sắc “Lào Cai sông núi hoà ca”

    Đêm nhạc đặc sắc “Lào Cai sông núi hoà ca”

    Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), chào mừng ngày âm nhạc Việt Nam mùng (3/9) và hưởng ứng Festival Sông Hồng Lào Cai năm 2024, Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Lào Cai đã tổ chức Ðêm nhạc “Lào Cai sông núi hoà ca”.

  • Độc đáo nghi lễ cúng no đủ của người Ê Đê

    Độc đáo nghi lễ cúng no đủ của người Ê Đê

    Thông qua nghi lễ cúng no đủ, người Ê Đê không chỉ cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, rẫy nương tươi tốt, mùa màng bội thu, mà còn khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống cho các thế hệ trẻ.

  • Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà năm 2024

    Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà năm 2024

    Hôm nay (20/8 - tức ngày 17/7 âm lịch), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà năm 2024, với đông đảo nhân dân và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Top