Nhằm giám sát, theo dõi và báo cáo về rừng hiệu quả hơn, Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với huyện Lang Chánh tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Rừng và sự đổi mới” tại xã Yên Thắng nhân Ngày Quốc tế về rừng.
Theo thống kê của Liên Hợp quốc, ước tính có khoảng 1,6 tỷ người, tương đương 25% dân số thế giới sống phụ thuộc vào rừng. Tại Việt Nam hiện có khoảng 25 triệu người dân có thu nhập liên quan đến rừng. Mặc dù tốc độ mất rừng đã giảm trong ba thập kỷ qua, song trên toàn cầu vẫn còn hơn 420 triệu hecta rừng bị mất đi kể từ năm 1990.
Đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phát biểu tại diễn đàn.
Trong khi đó, cuộc chiến chống nạn phá rừng đòi hỏi những tiến bộ công nghệ mới. Với 10 triệu ha bị mất hàng năm do nạn phá rừng và khoảng 70 triệu ha bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, những đổi mới này rất cần thiết cho các hệ thống cảnh báo sớm, sản xuất hàng hóa bền vững và trao quyền cho người dân bản địa thông qua lập bản đồ đất đai và tiếp cận tài chính khí hậu.
Để phục hồi hệ sinh thái, bao gồm cả nỗ lực trồng lại rừng, có thể góp phần đáng kể vào việc giảm nhẹ khí hậu và tăng cường an ninh lương thực đồng thời đẩy lùi ranh giới của các sản phẩm gỗ bền vững và tăng cường an ninh lương thực đồng thời thúc đẩy các sản phẩm gỗ bền vững, đáp ứng các mục tiêu toàn cầu năm 2030.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại diễn đàn.
Vì vậy, năm 2024, được lựa chọn là năm “Rừng và đổi mới - Giải pháp vì một thế giới tốt đẹp hơn”, Hợp phần Quản lý rừng bền vững - Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ tổ chức Diễn đàn “Rừng và sự đổi mới” nhằm tôn vinh sự đa dạng của rừng Việt Nam.
Diễn đàn được tổ chức ngoài trời, trong khung cảnh rừng tre và những thửa ruộng bậc thang của xã Yên Thắng, gồm các hoạt động như: Tọa đàm với chủ đề về quản lý rừng bền vững, triển lãm không gian văn hóa mây tre lá với những sản phẩm sáng tạo do các tổ hợp tác mây tre đan được Dự án hỗ trợ sản xuất; biểu diễn nghệ thuật sử dụng nhạc cụ tre truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Đại diện Ban quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phát biểu tại diễn đàn.
Cũng tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận về các nội dung như: Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng; sự đổi mới trong phát triển chuỗi giá trị lâm sản ngoài gỗ; sự đổi mới trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng...
Các đại biểu và đông đảo người dân xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh tham dự diễn đàn.
Chia sẻ tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng Lò Thị Tiên cho biết: “Diễn đàn “Rừng và sự đổi mới” là nền tảng để xã Yên Thắng thể hiện cam kết phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng từ các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; đồng thời thúc đẩy truyền thông về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, phát triển bền vững rừng tre luồng”.
Người đồng bào dân tộc Thái, xã Yên Thắng trình diễn đàn sản phẩm mây tre đan.
Diễn đàn “Rừng và sự đổi mới” hướng tới các mục tiêu tôn vinh và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tất cả các loại rừng; thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan ở các cấp trong quản lý rừng bền vững; chia sẻ các giải pháp đổi mới trong quản lý rừng - kết quả và các bài học kinh nghiệm; xây dựng mô hình mẫu “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” với nguồn nguyên liệu mây tre sẵn có tại địa phương cho cộng đồng dân tộc Thái thôn Peo, xã Yên Thắng.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.