Chào mừng 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai và Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, thị xã Sa Pa (Lào Cai) vừa tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế “Sa Pa – Hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến Khu du lịch quốc gia Sa Pa”.
Với sự tham gia của 165 nhà khoa học, giới chuyên môn, nhà quản lý trên cả nước, hội thảo tập trung thảo luận, phân tích về vai trò, giá trị của vùng đất và con người Sa Pa trong tiến trình 120 năm phát triển, đồng thời bàn giải pháp cho nhiều vấn đề về môi trường, xây dựng, quy hoạch, gìn giữ văn hoá…, góp phần phát triển du lịch Sa Pa thành ngành kinh tế mũi nhọn, tiến tới xây dựng Sa Pa thành Khu du lịch Quốc gia mang tầm quốc tế.
Dấu mốc ban đầu hình thành khu du lịch Sa Pa: Năm 1903-1905, một đoàn khảo sát người Pháp đã tổ chức thám hiểm và đặt được mốc tiêu trên đỉnh Fansipan. Ngày 2/6/1909, Chánh sứ Lao Kay (tên cũ của tỉnh Lào Cai) trình Thống sứ Bắc Kỳ đề nghị thành lập khu điều dưỡng trên cao trạm Sa Pa. Cũng từ sau dấu mốc đó là quá trình phát triển của Sa Pa theo năm tháng với những công trình lần lượt được dựng lên, những hoạt động mang tính du lịch được từng bước phát triển.
Từ cuối thập kỷ 20 đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, tốc độ xây dựng thị trấn Sa Pa được đẩy mạnh nhanh chóng, với 3 lần quy hoạch trở thành khu du lịch có tiếng, bao gồm 3 khu chủ yếu là Phố Khách, An Nam, Xuân Viên. Các khách sạn lớn, biệt thự chủ yếu của người Pháp mọc lên ngày càng nhiều, ngoài ra còn xây dựng vườn hoa, sân chơi; xác định các điểm du lịch như Hang Đá, Thác Bạc, Cầu Mây phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng.
Nhà thờ đá Sa Pa được xây dựng khoảng những năm 1935, công trình kiến trúc đã tồn tại gần 100 năm.
Năm 2003, Sa Pa xây dựng các công trình, hạng mục cho kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa, trong đó tập trung cải tạo hạ tầng nội thị, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, đầu tư vào 4 điểm du lịch bản làng, mở 4 tuyến du lịch là Sa Pa – San Sả Hồ, Sa Pa – Sa Pả - Tả Phìn, Lao Chải – Tả Van, Bản Hồ - Thanh Phú, qua đó Sa Pa đã tổ chức thành công kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa, lượng khách đến trên 124.000 người, doanh thu đạt trên 60 tỷ đồng. Năm 2004, Sa Pa hoàn thành, công bố và bàn giao “Quy hoạch đô thị và quy hoạch du lịch Sa Pa”.
Năm 2017, thị xã Sa Pa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu du lịch Quốc gia mang tầm cỡ Quốc tế, từ đó tạo tiền đề cho việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch đến với Sa Pa. Ngày 01/01/2020, Thị xã Sa Pa được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đây là một sự kiện mang tính bước ngoặt lịch sử dành cho sự phát triển của Sa Pa và là cơ hội mở ra để xây dựng đô thị Sa Pa xứng tầm là Khu Du lịch quốc gia và vươn tới đẳng cấp quốc tế.
Đến năm 2018, Sa Pa đón 2,7 triệu lượt khách với tổng doanh thu du lịch và dịch vụ đạt 5.507 tỷ đồng; năm 2019 đón gần 3,3 triệu lượt khách, doanh thu du lịch và dịch vụ ước đạt 9.300 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay lượng khách du lịch đạt hơn 2,68 triệu lượt khách, bằng 138,6% so với cùng kỳ năm 2022, dự kiến hết năm 2023, thị xã sẽ đón trên 3,5 triệu lượt khách, doanh thu hơn 12 nghìn tỷ đồng.
Cầu cạn Móng Sến nối thành phố Lào Cai đến thị xã Sa Pa mới được xây dựng
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh về lượng khách tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng; sự phát triển của các dự án, công trình xây dựng làm ảnh hưởng cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường; quá trình đô thị hóa nhanh làm cho bản sắc văn hóa truyền thống bị mai một, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu... Để du lịch Sapa phát triển bền vững, đem lại lợi ích “kép”, Theo TS hà Văn Siêu, Phó Cục Trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Sapa cần năm bắt xu thế hướng tới thiên nhiên, chú trọng giá trị sinh thái và văn hoá bản địa, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời, Sapa cũng cần phát triển những sản phẩm du lịch cao cấp, thu hút đầu tư các dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn, chất lượng, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch...
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của các nhà khoa học cũng cho rằng Sapa cần phát triển du lịch theo hướng “xanh” và “thông minh” để trở thành điểm đến thiên nhiên gắn với bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc xây dựng thành công hệ thống sản phẩm du lịch trải nghiệm thiên nhiên, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng và du lịch văn hoá.
Theo thông tin trên Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 47,84 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022 do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính còn giảm sâu (nhóm thuỷ sản mới đạt 8,2 tỷ USD, giảm 19%; lâm sản đạt 13 tỷ USD, giảm 17%,…); xuất siêu 10,55 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Ngay đầu tuần làm việc thứ ba (6-10/11) đợt một Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.