Tại buổi tiếp xúc cử tri TP. Hải Phòng ngày 4/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, Hải Phòng cần tập trung thêm vào việc phát triển các sản phẩm OCOP, chính là giải quyết bài toán cho hợp tác xã, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận các ý kiến xác đáng của cử tri liên quan đến định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 5 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật, trong đó hướng dẫn về phương pháp, tiêu chí đánh giá để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển công nghệ trong nước, công nghệ tiên tiến.
Thông tin thêm về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong năm 2022, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức Phiên giải trình việc thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Kết luận phiên giải trình đã đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, còn có một số hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Cụ thể là, cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương chưa ban hành đầy đủ, hướng dẫn hoặc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền. Một số nhiệm vụ được yêu cầu trong Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28.3.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến nay chưa hoàn thành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa kịp thời rà soát, sửa đổi; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt chưa được ban hành để các địa phương có cơ sở sớm triển khai thực hiện; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn; việc lựa chọn công nghệ, danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được khuyến khích chưa được hướng dẫn cụ thể.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tổng hợp nội dung kiến nghị này gửi Ban Dân nguyện tiếp tục yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Quốc hội cũng đã trao đổi, làm rõ thêm ý kiến cử tri liên quan đến y tế, văn hoá, du lịch, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng nông thôn mới...
Ghi nhận kiến nghị xác đáng của cử tri Hoàng Hữu Thủ (xã Hoà Bình) về việc nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã như chính sách về đất đai, hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, thị trường, khoa học - công nghệ và xúc tiến thương mại, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Luật Hợp tác xã (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Năm đã có rất nhiều quy định tiến bộ. Theo đó, đã có 8 loại chính sách rất chi tiết đối với hợp tác xã và đã bổ sung chính sách đối với hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù đã có Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng luật thuế chưa sửa được và các chính sách ưu tiên đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chưa sửa, thiếu hướng dẫn cụ thể.
Về vấn đề đào tạo nghề cho nông dân, ứng dụng công nghệ thông tin, Chủ tịch Quốc hội thông tin, tháng 9 tới, Quốc hội sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu về chủ đề chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong khuôn khổ của Hội nghị sẽ tổ chức triển lãm toàn quốc về thành tựu của sản phẩm OCOP và thành tựu trong chuyển đổi số, khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam. Nhấn mạnh OCOP chính là gia tăng giá trị thương hiệu, gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ cho các sản phẩm địa phương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hải Phòng cần tập trung thêm vào việc phát triển các sản phẩm OCOP, chính là giải quyết bài toán cho hợp tác xã, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo daibieunhandan.vn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.