Ngày 25/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tổ chức họp báo thông tin về Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022.
Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18, với quy mô 150 gian hàng tiêu chuẩn và 1.200m2 sàn trưng bày được thiết kế đặc biệt. Đây là dịp để quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; các nghệ nhân, thợ giỏi có các sản phẩm tiêu biểu, giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; giới thiệu, quảng bá chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, một số đặc sản của các địa phương với các kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại.
Toàn cảnh buổi họp báo.
Thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển tiềm năng văn hóa du lịch và ngành nghề nông thôn, khôi phục - phát triển nghề, phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường; tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đạt giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hàng năm.
Tính đến thời điểm hiện tại, Ban Tổ chức đã nhận được sự đăng ký tham gia của trên 100 đơn vị, doanh nghiệp trong nước với 136 gian hàng tiêu. Hội chợ trưng bày nhiều mặt hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, trái cây đặc sản vùng miền và hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Agritrade phát biểu tại buổi họp báo.
Các sản phẩm tham gia trưng bày đều đảm bảo nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm hữu cơ, điển hình. Ngoài ra, hội chợ còn trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề, phố nghề truyền thống.
Tại lễ khai mạc hội chợ sẽ diễn ra lễ trao giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022. Trước đó, từ tháng 6/2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phát động Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 đến nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế, các tổ chức, cá nhân, các Hiệp hội và các cơ quan quản lý ở các địa phương.
Đến nay, Ban Tổ chức đã tiếp nhận được 364 sản phẩm của 190 tác giả, nhóm tác giả của cả 03 miền. Trong đó, Miền Bắc là 247 sản phẩm của 126 tác giả; Miền Trung là 32 sản phẩm của 15 tác giả, Miền Nam là 85 sản phẩm của 49 tác giả. Phân theo nhóm sản phẩm: Nhóm gốm sứ và thủy tinh là 37 sản phẩm; nhóm dệt, thêu đan, móc là 83 sản phẩm; nhóm mây, tre, lá là 93 sản phẩm; nhóm sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ là 75 sản phẩm và nhóm khác là 76 sản phẩm (sừng, trai ốc, chạm khắc đá, kim khí; hoa, tranh…).
Các sản phẩm tham gia trưng bày tại hội chợ có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm hữu cơ.
Để nâng cao chất lượng, sự công bằng và uy tín của Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022, Ban Tổ chức đã mời những người có trình độ, uy tín và kinh nghiệm trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình khác nhau tham gia Ban Giám khảo.
Trao đổi tại buổi họp báo, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Agritrade cho biết, hội chợ và hội thi là hai hoạt động chính nằm trong chuỗi 7 hoạt động của sự kiện “Festival làng nghề Việt Nam năm 2022” là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong năm 2022 nhằm triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Nhiều sản phẩm tham gia Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022.
Sự kiện nhằm quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; các nghệ nhân, thợ giỏi; Giới thiệu, quảng bá chương trình Mỗi xã một sản phẩm, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương với các kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại; mặt khác, tăng cường liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường; thông qua đó, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đạt giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hàng năm.
Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 diễn ra từ ngày 02 đến 06/11, tại 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.