Hôm nay (29/2) thị xã Sapa (Lào Cai) tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm liên quan đến công tác chữa cháy rừng trên địa bàn từ ngày 19/2-23/2/2024.
Thời điểm ngày 19/02-23/02 nắng hanh cùng với gió to, trên địa bàn thị xã Sa Pa đã phát sinh các điểm cháy rừng trong khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên, xã Tả Van và một số xã lân cận.
Tổng diện tích bị cháy khoảng 36,97 ha, trong đó có, 6,77ha rừng trồng thay thế trong giai đoạn đầu tư năm thứ 3 thuộc dự án trồng rừng thay thế trong phân khu phục hồi sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên, giai đoạn 2021 – 2027; còn lại 30,2 ha chủ yếu là rừng không có trữ lượng, rừng nghèo, cỏ tranh, lau lách và thảm thực bì.
Nỗ lực khống chế cháy rừng tại xã Tả Van
Các điểm cháy nhỏ lẻ tại các xã chủ yếu là đám cháy nhỏ, thị xã Sapa đã chỉ đạo UBND các xã đã kịp thời huy động lực lượng tại chỗ và người dân trong khu vực tham gia chữa cháy, dập tắt ngay sau thời gian ngắn phát sinh đám cháy.
Các điểm cháy rừng lớn tập trung ở xã Tả Van, thị xã Sapa đã tổ chức kiểm tra, chỉ đạo tại hiện trường, thiết lập Trung tâm Chỉ huy chỉ đạo công tác chữa cháy đặt tại Trạm kiểm lâm số 4 thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên; chỉ đạo lực các lực lượng thực hiện công tác chữa cháy theo phương châm “bốn tại chỗ”. Huy động lực lượng Công an, Quân sự, dân quân tự vệ, tổ bảo vệ rừng và các lực lượng khác tại chỗ thực hiện công tác chữa cháy rừng.
Với hơn 3.000 lượt người tham gia chữa cháy tại xã Tả Van, công tác thông tin liên lạc, y tế và phục vụ hậu cần cũng được đảm bảo.
Những vạt rừng cháy đã được dập tắt.
Tuy nhiên từ đó, thị xã Sapa cũng nhận thấy nhiều điểm yếu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng như: Trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, tuần tra, quản lý bảo vệ rừng của một số địa phương còn hạn chế.
Một số tổ, chốt, trạm bảo vệ rừng chưa kiểm soát được chặt chẽ người ra vào rừng, sử dụng lửa trong và gần rừng trong thời điểm gió to, khô hanh, cấp dự báo cháy rừng từ cấp IV trở lên.
Một bộ phận người dân còn ý thức trách nhiệm chưa cao trong việc thực hiện các quy đinh, hành vi bị cấm khi cấp cháy rừng từ cấp IV trở lên như: Nghiêm cấm sử dụng lửa trong rừng và gần rừng; Nghiêm cấm đốt nương rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng… Do vậy, nguy cơ cháy rừng luôn rình rập khi thời tiết khô hanh. Ý thức trách nhiệm của một số lãnh đạo cơ sở trong điều hành chỉ đạo chữa cháy rừng còn hạn chế….
Biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc tham gia chữa cháy rừng tại Tả Van
Rút kinh nghiệm, thị xã Sapa quán triệt: Phải thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, đó là: Huy động kịp thời, phân công hợp lý, sử dụng tối đa lực lượng tại chỗ gồm dân quân tự vệ, các tổ bảo vệ rừng và nhân dân ở tại thôn xã nơi xảy ra cháy rừng là những người hiểu, thông thuộc địa hình có sức khỏe tốt.
Kịp thời, quyết liệt ngay từ đầu, trong đó người chỉ huy chữa cháy hiện trường phải am hiểu tình hình thực tế có kiến thức và khả năng tổ chức, chỉ đạo lực lượng chữa cháy.
Huy động tốt phương tiện, dụng cụ chữa cháy, trong đó chú trọng khai thác sử dụng một số trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, đồng thời huy động, sử dụng tối đa các loại dụng cụ, phương tiện tại chỗ sẵn có trong dân phục vụ chữa cháy.
Bảo đảm hậu cần tại chỗ có ý nghĩa lớn đối với thành công việc tổ chức chữa cháy có quy mô lớn, dài ngày, đảm bảo người tham gia chữa cháy có đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ.
Đồng thời thực hiện tốt phương châm “3 kịp thời”, đó là: Phát hiện đám cháy sớm, việc phát hiện đám cháy sớm khi đám cháy còn nhỏ nên lực lượng huy động sẽ ít hơn.
Huy động lực lượng chữa cháy nhanh, ngay khi phát hiện, xác định quy mô đám cháy phải huy động ngay lực lượng có mặt gần nhất và nhanh nhất để kịp thời tiếp cận đám cháy trong thời gian sớm nhất.
Chữa cháy triệt để, các đám cháy có thể xuất phát từ những tàn lửa hoặc là những đám lửa rất nhỏ cho nên sau khi khống chế đám cháy xong, các lực lượng chữa cháy phải xử lý triệt để các tàn lửa trong các gốc cây, đám than còn sót lại tránh việc khi có gió to sẽ mang vật liệu cháy từ nơi này sang nơi khác và tránh việc đám cháy lại.
Đặc biệt trong đó là phải dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân và huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân. Thực tế cho thấy, nếu vụ cháy được nhân dân phát hiện và cứu chữa kịp thời sẽ ít thiệt hại và ngược lại. Từ đó việc nâng cao ý thức, góp phần xây dựng quần chúng nhân dân đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy tại cơ sở là rất cần thiết. Công tác tuyên truyền vận động người dân cũng như phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, Ban công tác Mặt trận khu dân cư cần được chú trọng để ý thức bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được mỗi người dân coi trọng và phát huy tinh thần xung kích của mình.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.