Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 8 tháng 4 năm 2023 | 8:9

Sóc Trăng họp mặt chức sắc, sư sãi, đồng bào Khmer nhân Tết Chôl Chnăm Thmây 2023

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer 2023 diễn ra từ ngày 14-16/4. Nhân dịp này, tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt nhằm gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, chức sắc, sư sãi, gia đình chính sách, cán bộ hưu trí và đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh.

Dự và phát biểu tại buổi họp mặt, bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng đã thông tin một số tình hình kinh tế - xã hội nổi bật trong năm 2022; những chính sách về công tác dân tộc, chăm lo, hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn trong vùng đồng bào dân tộc…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Sóc Trăng Hồ Thị Cẩm Đào phát biểu tại buổi họp mặt

Tại buổi họp mặt, ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, thay mặt Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, đọc thư chúc Tết đến quý sư sãi, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Khmer trong tỉnh đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, an lành, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Theo ông Lý Rotha, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã chủ động, quyết liệt, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Qua đó, năm qua, tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 55 triệu đồng/người. Các chính sách an sinh xã hội, xây dựng dựng nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở và đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đồng bào Khmer nói riêng tiếp tục được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng có đông đồng dân tộc thiểu số tiếp tục được giữ vững, ổn định. 

Ông Lý Rotha cho biết: "Năm 2022, sau khi tỉnh không chế được dịch Covid-19, đời sống của bà con, đặc biệt là bà con đồng bào Khmer có sự khởi sắc và phấn khởi. Đặc biệt trong giai đoạn mới này, Chính phủ đã ban hành những quyết định, chủ trương, chính sách mới, đó là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện, nói chung, kết quả bước đầu cũng phấn khởi, bà con rất vui mừng".

Các đại biểu tham dự buổi họp mặt

Đến nay, diện mạo vùng nông thôn, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện; các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Sóc Trăng đều có trường trung học cơ sở, trạm y tế và đường ô tô đến trung tâm xã; tất cả xã, phường, thị trấn, khóm, ấp có điện lưới quốc gia, được phủ sóng phát thanh - truyền hình, bảo đảm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Toàn tỉnh có 3/10 huyện, thị xã đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 64/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 16/80 xã nông thôn mới nâng cao. Hiện tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,6%. Vui mừng trước sự thay da đổi thịt vùng đồng bào Khmer sinh sống.

Ông Lâm Quy, cán bộ hưu trí tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ: Trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng có nhiều phát triển, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các mặt, như kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống, an ninh trật tự… Tất cả đều thực hiện tốt, đời sống của đồng bào Khmer, các gia đình khấm khá lên. Các phum sóc của đồng bào Khmer đều triển khai xây dựng nông thôn mới, trong đó, có nhiều xã đạt nông thôn mới nâng cao. Chúng tôi thấy rất phấn khởi.

Nhân dịp này, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng mong rằng, quý sư sãi, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Khmer trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết, bản sắc, văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nâng cao ý chí tự lực tự cường, tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; đồng hành cùng các cấp uỷ, chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc.

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top