Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 8 năm 2023 | 9:55

Sức mạnh khoa học cần trở thành phúc lợi của người dân

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa làm việc với Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt, trao đổi về vấn đề phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị và tính bền vững.

Tại buổi làm việc, đưa ra minh chứng cụ thể cho vấn đề này,  Bộ trưởng Lê Minh Hoan lấy ví dụ về những quả bưởi chùm của Hoa Kỳ mà 2 Thứ trưởng Nông nghiệp nước này tặng ông cách đây gần 6 tháng để nói về những tiến bộ về công nghệ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, sức mạnh của khoa học công nghệ cần đến được với người nông dân, trở thành phúc lợi của người nông dân. Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho rằng, khoa học cũng cần có cách tiếp cận phù hợp với ngành nông nghiệp, nông dân đó là đơn giản và dễ ứng dụng. “Những tiến bộ nhỏ nhưng lan tỏa ra diện rộng thì sẽ thành tiến bộ lớn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Về cách tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trước tiên có thể tận dụng những thành tựu của thế giới trước khi tự mình nghiên cứu, phát triển để có thể rút ngắn thời gian ứng dụng vào thực tế.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan

Đồng quan điểm với Bộ trưởng Hoan, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết 2 Bộ sẽ hợp tác, xây dựng một chương trình chung để phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Ngoài ra, 2 Bộ cùng nghiên cứu xây dựng các chế tài để đưa tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp một cách thuận lợi, hiệu quả hơn.

Trước đó, theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ NN-PTNT), hiện nay công nghệ sinh học tác động đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của công nghệ sinh học trên toàn thế giới trong giai đoạn 2015 - 2020 là 1,3%, với kỳ vọng lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ đạt mức tăng đều đặn trong 5 năm tới và sẽ có nhiều đầu tư hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên toàn thế giới.

Với lĩnh vực nông nghiệp, các kỹ thuật nhân giống hiện đại, kỹ thuật di truyền và chỉnh sửa bộ gen sẽ cung cấp các giống mới với các tính trạng mong muốn như hạn hán, kháng bệnh, chống chịu hạn mặn; sử dụng chất dinh dưỡng, tăng năng suất và sức sống tự nhiên, tăng hiệu quả sử dụng nước.

Trên cơ sở đó, bà Thủy đề xuất, 2 Bộ có thể hợp tác hình thành các quỹ hỗ trợ cán bộ khoa học công nghệ dự các hội nghị, hội thảo quốc tế, đi đào ngắn hạn, đào tạo nâng cao tại các phòng thí nghiệm quốc tế về công nghệ sinh học. Ngoài ra, cần xây dựng các nhóm nhiệm vụ có hợp tác song phương, đa phương về công nghệ sinh học theo cơ chế đặc thù.

"Chúng ta cần hình thành các đề tài nghiên cứu có đối tác nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, có nguồn lực để mua các bản quyền về công nghệ sinh học, hợp tác chia sẻ theo nguyên lý cùng có lợi", bà Nguyễn Thị Thanh Thủy đề xuất thêm.

Về phía Bộ KH-CN, ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật cho biết Bộ đã có chương trình "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học", trong đó tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đạt năng suất, chất lượng và khả năng kháng bệnh.

Bên cạnh đó, chương trình cũng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vacxin, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đề xuất với phía Bộ NN-PTNT, ông Nguyễn Phú Hùng cho rằng 2 bên cần phối hợp để xây dựng, hình thành các cụm nhiệm vụ, theo chuỗi giá trị phục vụ phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp.

Vụ trưởng Hùng cũng đề xuất các đơn vị của 2 Bộ đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về phát triển nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, quỹ gen...

Đại diện doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ sinh học vào phát triển sản phẩm nông nghiệp, TS. Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty TNHH Hệ sinh thái The Vos giới thiệu về công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để làm ra các sản phẩm liên quan đến nấm linh chi đỏ.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top