Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “ Vực dậy bất động sản, thúc đẩy phục hồi kinh tế” do báo Thanh Niên tổ chức sáng ngày 27/4 vừa qua.
Thời gian qua, tình hình kinh tế đang đi xuống; tăng trưởng kinh tế giảm tốc, lao động thất nghiệp, công nghiệp, sản xuất đều bị đứng hình, GDP tăng trưởng không đạt mục tiêu đề ra trong quý 1/2023, trong đó bất động sản (BĐS), góp phần tăng trưởng GDP 12% mỗi năm cũng gần như đóng băng.
Tình hình “tắc nghẽn” trong BĐS được ông Lâm Hiếu Dũng - Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên cho biết, hiện tại thành phố có 156 dự án bị bế tắc chỉ 5 dự án được tháo gỡ, trong đó mỗi dự án gần 2.000 tỷ đồng thì đã có hơn 320.000 tỷ đồng đang bị chôn vào đây nhưng không sinh ra được giá trị gì cho nền kinh tế. Với hàng ngàn dự án bị bế tắc trong cả nước mà Chính phủ đang lập ra các Tổ công tác để xử lý ngoài kia, đồng nghĩa với một nguồn lực khổng lồ bị đóng cứng.
Ông Lâm Hiếu Dũng - Phó tổng biên tập báo Thanh Niên, phát biểu tại Hội thảo
Vấn đề vực dậy về giá và khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS, ông Trần Quốc Dũng – Phó tổng giám đốc tập đoàn Hưng Thịnh chia sẻ, tạo được niềm tin và xác lập về giá đồng thời hỗ trợ pháp lý để những dự án bị tắc nghẽn được tiếp tục.
Ông Trần Quốc Dũng – Phó tổng giám đốc tập đoàn Hưng Thịnh phát biểu tại Hội thảo
Cũng theo các chuyên gia, trong cho vay cần xác định rõ định hướng chắc chắn người vay để mua nhà ở xã hội, vay để thực hiện sản xuất chứ không thể áp dụng cho việc vay để đầu cư tích trữ lại tiếp tục làm mất cân bằng về giá. Không thể vay tiền để mua đất rẻ thu mua đất nông nghiệp rồi chờ đợi thời cơ để bán sinh lời, cần phải có biện pháp lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư và khách hàng có thể sở hữu tài sản một cách chân chính của riêng mình, đồng thời tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận được Room tín dụng của ngân hàng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.