Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2022 | 3:10

TT- Huế thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững và hỗ trợ huyện A Lưới thoát nghèo

Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Thừa Thiên- Huế đang tập trung thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu giảm nghèo theo hướng đa chiều, bao trùm và bền vững, phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn 1,84%.

Theo thông kê từ UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế về số hộ nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có có 9.703 hộ nghèo, chiếm 2,99%; tổng số hộ cận nghèo là 12.104 hộ, chiếm 3,73%. So với cuối năm 2020, tỷ lệ nghèo cuối năm 2021 tiếp tục giảm thêm 0,46%.

Theo tiêu chí quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP, trên địa bàn Thừa Thiên- Huế có 16.006 hộ nghèo và 12.803 hộ cận nghèo.

Theo tiêu chí quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP, trên địa bàn Thừa Thiên- Huế có 16.006 hộ nghèo và 12.803 hộ cận nghèo.

Tính theo tiêu chí quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo, cận nghèo giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn Thừa Thiên- Huế có 16.006 hộ nghèo; 12.803 hộ cận nghèo. Trong đó, huyện A Lưới có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các huyện, thành phố. Các cơ quan chức năng địa phương cho rằng, có 7 nguyên nhân chính dẫn đến nghèo, trong đó 2 nguyên nhân cơ bản có tỷ lệ cao gồm: không có đất sản xuất và không có vốn sản xuất, kinh doanh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt được những kết quả quan trọng; tỷ lệ hộ nghèo từ 35,04% năm 2016 giảm xuống còn 14,82% cuối năm 2020 (theo tiêu chí cũ). Năm 2021, qua điều tra, rà soát (theo chuẩn nghèo đa chiều) toàn huyện hiện còn 7.022 hộ nghèo, chiếm 49,98%; 2.185 hộ cận nghèo, chiếm 15,55%. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm còn dưới 12,01%.

Theo cơ quan chức năng địa phương thì nguyên nhân chính dẫn đến nghèo là không có đất sản xuất và không có vốn sản xuất, kinh doanh.

Theo cơ quan chức năng địa phương thì nguyên nhân chính dẫn đến nghèo là không có đất sản xuất và không có vốn sản xuất, kinh doanh.

“Với quan điểm chỉ đạo là: “Xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo”; căn cứ kế hoạch phân bổ chỉ tiêu của huyện, các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể đối với thôn, tổ dân phố. Căn cứ kế hoạch tỉnh giao, BCĐ giảm nghèo bền vững huyện đã xây dựng kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ đầu năm 2022 là 49,98% tương đương với 7.022 hộ nghèo, giảm xuống dưới 12,01% tương đương với 1.784 hộ nghèo vào năm 2025; tỷ lệ bình quân giảm 9,49%/năm; riêng năm 2022 giảm 10,18%; cả giai đoạn 2022 - 2025 giảm 5.238 hộ tỷ lệ khoảng 37,96%”, ông Hùng thông tin.

Huyện A Lưới cũng đã đề ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm nghèo đa chiều, trong đó chú trọng nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường để tập trung giải quyết việc làm cho người nghèo. Đảng ủy các xã, thị trấn kiểm soát chặt chẽ số hộ nghèo, cận nghèo, số nhà tạm hộ nghèo trên địa bàn quản lý, không để phát sinh.

Huyện A Lưới đã đề ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm nghèo đa chiều, trong đó chú trọng nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Huyện A Lưới đã đề ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm nghèo đa chiều, trong đó chú trọng nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Theo dự thảo Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thừa Thiên- Huế đặt mục tiêu giảm nghèo theo hướng đa chiều, bao trùm và bền vững; phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0 - 2,2%.

Cụ thể, khu vực nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1,5%, khu vực miền núi giảm còn dưới 5%; khu vực thành thị không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo không có khả năng lao động); các xã có tỷ lệ nghèo cao trên 25% (ngoài huyện A Lưới) giảm bình quân từ 3,5 - 4,0%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3% (riêng huyện A Lưới mỗi năm giảm 7-9%); không có hộ nghèo có thành viên là người đang thụ hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Đến cuối năm 2025, huyện A Lưới và 100% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Theo đó, tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh đảm bảo giảm thấp hơn tỷ lệ hộ cận nghèo chung của cả nước. Đảm bảo nguồn vốn cho vay 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; phấn đấu 100% người nghèo trong độ tuổi, đủ năng lực lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn và định hướng nghề nghiệp, được ưu tiên giới thiệu việc làm để có việc làm ổn định.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 1,84%; huyện miền núi A Lưới đủ điều kiện thoát khỏi huyện nghèo.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 1,84%;  A Lưới đủ điều kiện thoát khỏi huyện nghèo.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho hay, giảm nghèo bền vững là chương trình đặc biệt quan trọng của tỉnh, giảm nghèo bền vững gắn với đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để thực hiện phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

“Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững phải có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, chú trọng đến việc giải quyết việc làm, tạo sinh kế, xóa nhà tạm và tạo thu nhập cho người dân. Đồng thời, cần có các giải pháp đột phá trong thực hiện các chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững. Huy động sự vào cuộc của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Thừa Thiên- Huế cũng đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối năm 2024 còn 2,2%, đến cuối năm 2025 còn 1,84%;  A Lưới đủ điều kiện thoát khỏi huyện nghèo.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top