Sự phát triển của ngành chăn nuôi đã và đang làm gia tăng lượng chất thải, tạo sức ép lên môi trường. Trước thực tế đó, việc tái sử dụng chất thải chăn nuôi được xem là giải pháp quan trọng không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra giá trị kinh tế, thúc đẩy chăn nuôi theo hướng bền vững.
Cách làm hiệu quả ở xã Vĩnh Thịnh
Là xã trọng điểm về chăn nuôi bò sữa của tỉnh, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) hiện đang có hơn 13 nghìn con bò, trong đó có 10 nghìn con bò sữa. Theo tính toán sơ bộ, lượng chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã hiện đã vượt 250 tấn/ngày. Thế nhưng, thay vì xả thải bừa bãi ra môi trường như nhiều năm về trước, ở Vĩnh Thịnh hiện nay, chất thải chăn nuôi đã trở thành một nguồn nguyên liệu có giá trị, được thu mua với số lượng lớn.
Ước tính, tổng thu nhập từ phế thải chăn nuôi của xã Vĩnh Thịnh năm 2023 đạt 5 - 7 tỷ đồng. Ảnh: Thế Hùng
Anh Nguyễn Văn Tuấn, hộ chăn nuôi bò sữa, thôn Khách Nhi Xuôi, xã Vĩnh Thịnh chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi chỉ giữ lại một phần chất thải chăn nuôi để làm phân bón cho cỏ voi, còn lại là bỏ hết, vì vậy tình trạng ô nhiễm môi trường trong xã ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Vài năm trở lại đây, chất thải chăn nuôi đã được thu mua với giá 30 - 35 nghìn đồng/bao 25 kg nên toàn bộ chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi đều được gia đình giữ lại để bán. Ngoài nguồn thu từ sữa bò, với quy mô chăn nuôi 16 con bò, mỗi tháng gia đình có thêm khoản thu nhập 6 - 7 triệu đồng từ bán chất thải chăn nuôi".
Những năm gần đây, do nhu cầu phân hữu cơ ngày càng lớn, nên bên cạnh HTX Môi trường và sản xuất kinh doanh dịch vụ Anh Đăng, tại xã Vĩnh Thịnh đã có nhiều hộ dân đứng ra thu mua chất thải chăn nuôi về xử lý bằng chế phẩm vi sinh, cung ứng cho các trang trại, nhà vườn trong và ngoài tỉnh. Tổng giá trị thu nhập từ chất thải chăn nuôi của xã Vĩnh Thịnh năm 2023 đạt 5 -7 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Trung Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Thịnh chia sẻ: “Không chỉ giúp các hộ dân có thêm một nguồn thu, nâng cao hiệu quả kinh tế, việc thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tái phục vụ sản xuất nông nghiệp còn giúp địa phương giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi một cách bền vững”.
Để không lãng phí tài nguyên chất thải
Câu chuyện tái sử dụng chất thải chăn nuôi ở xã Vĩnh Thịnh là minh chứng cụ thể cho thấy việc chất thải chăn nuôi hoàn toàn có thể trở thành nguyên, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt.
Trên thực tế, trong tỉnh hiện nay đã có nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư máy móc công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, đem lại giá trị kinh tế cao như HTX Môi trường và sản xuất kinh doanh dịch vụ Anh Đăng, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường); HTX nông nghiệp hữu cơ Thanh Vân, HTX Tài Yên (Tam Dương)…
Cùng với sự chủ động của các hộ dân, HTX, doanh nghiệp, những năm qua, tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm việc xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường thông qua hỗ trợ lắp đặt các hầm biogas, biến chất thải chăn nuôi thành khí đốt; hỗ trợ chế phẩm làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi…
Mới đây nhất, ngày 30/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.
Theo đó, dự kiến hỗ trợ gần 20 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi gà, chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản; hỗ trợ chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn và chăn nuôi bò sữa.
Qua đó không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà chất thải đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học còn có thể dùng để sản xuất thành các loại phân vi sinh có giá trị dinh dưỡng cao dễ hấp thụ đối với cây trồng, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chăn nuôi phát triển, lượng chất thải phát sinh cũng ngày càng lớn. Hơn lúc nào hết, việc tái sử dụng chất thải chăn nuôi là việc cần làm ngay để tránh lãng phí tài nguyên chất thải, tăng doanh thu, đặc biệt là bảo vệ môi trường và hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
Hiện đại hóa ngành chăn nuôi từ những khâu nhỏ nhất
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển chăn nuôi. Qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi.
Đồng thời, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững...
Đến với trang trại hơn 5.000m2 sản xuất giống gia cầm của ông Phạm Văn Trường (xã Dương Thành, huyện Phú Bình), sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những bộ máy phát sóng wifi phủ khắp toàn bộ khu vực được người dân đầu tư trang bị để cài đặt, kết nối và vận hành toàn bộ hệ thống chuồng trại thông qua điện thoại thông minh phục vụ cho sản xuất.
Chăn nuôi trang trại tại Thái Nguyên tăng dần cả về số lượng và quy mô, dần thay thế chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nông hộ bằng việc áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến, đồng bộ. Ảnh: Phạm Hiếu.
“Ngoài ra, gia đình tôi cũng xây dựng đồng bộ, khép kín hệ thống chuồng trại và trang bị đầy đủ quạt thông gió, hút mùi, đèn chiếu sáng… Nhờ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung bình mỗi năm, trang trại của tôi xuất bán khoảng 100.000 con gà, vịt giống, thu lãi trên 1 tỷ đồng”, người dân chia sẻ.
Còn tại phường Lương Sơn, TP. Sông Công, được thành lập từ tháng 7/2017, HTX Chăn nuôi Xanh là mô hình khép kín chuỗi chăn nuôi lợn, gà theo hướng an toàn sinh học và trồng các loại rau chất lượng cao trong nhà lưới.
Theo đó, HTX đã xây dựng được mô hình trang trại chăn nuôi khép kín, từ sản xuất con giống đến lò mổ gia súc, gia cầm theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học. Với 9 thành viên và hơn 20 hộ liên kết, mỗi năm, HTX xuất bán ra thị trường hơn 1.000 con lợn và trên 6.000 con gà thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Giám đốc HTX Chăn nuôi Xanh, cho biết, tại HTX Chăn nuôi Xanh, các chuồng nuôi đều có hệ thống vòi uống nước tự động cho vật nuôi, máng cám inox chất lượng cao, hệ thống quạt máy, điều hòa không khí và có thảm sinh học. HTX cũng có hệ thống giàn phun sương sát khuẩn được trang bị từ cửa ra vào đến khu chăn nuôi, giúp hạn chế dịch bệnh. Trang trại có khu xử lý chất thải riêng, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
“Để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, HTX Chăn nuôi Xanh đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư các loại máy móc chế biến thức ăn, như máy băm rau, xay ngô - cám, trộn thức ăn… Ngoài ra, phương pháp phối trộn thức ăn, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như cám gạo, ngô, khoai, sắn, rau xanh... do các thành viên HTX tự trồng, không chỉ giảm đáng kể chi phí sản xuất mà còn giúp HTX quản lý được nguồn gốc nguyên liệu”, ông Nguyễn Văn Ngữ chia sẻ.
Những năm qua, từ việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất đã giúp ngành chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên phát triển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Theo đó, chăn nuôi trang trại tăng dần cả về số lượng và quy mô, dần thay thế chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nông hộ bằng việc áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến, đồng bộ.
Theo ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên, thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh theo hướng công nghiệp hóa.
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.000 trang trại chăn nuôi quy mô tập trung, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng thịt hơi các loại. Hầu hết các trang trại đã ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về giống năng suất cao, chuồng lạnh, tự động hóa vận hành thức ăn, nước uống, sát trùng và xử lý môi trường...
Cũng từ ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đến nay, toàn tỉnh đã có 116 trang trại, cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; 42 cơ sở được chứng nhận chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
“Ngoài ra, việc phát triển hình thức sản xuất liên kết chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cũng được thực hiện. Thái Nguyên đang có 60 HTX, tổ hợp tác chăn nuôi hoạt động sản xuất theo chuỗi từ tổ chức sản xuất đến giết mổ, tiêu thụ sản phẩm.
Toàn tỉnh có 13 công ty chăn nuôi liên doanh, gia công với 416 trang trại chăn nuôi. Đồng thời, Thái Nguyên đã thúc đẩy hình thành các khu chăn nuôi tập trung, như: chăn nuôi gà thả vườn tại Phú Bình, Định Hóa, chăn nuôi lợn tại TP. Phổ Yên, Phú Bình, chăn nuôi bò tại Định Hóa, TP. Phổ Yên, Phú Bình…”, ông Dương Sơn Hà thông tin.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.