Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 7 năm 2024 | 14:23

Tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 20 tỉnh Thanh Hóa

Sáng 8/7, tại kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa, đã báo cáo về công tác mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri 6 tháng đầu năm 2024.

Trong 6 tháng vừa qua, MTTQ các cấp phát huy vai trò chủ trì, phối hợp trong tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận, tin tưởng của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền; trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa.

Đối với công tác an sinh xã hội, chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách đã được MTTQ các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức thành viên thực hiện đảm bảo hiệu quả, thiết thực, kịp thời, tạo sự tin tưởng, phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân, đã tiếp nhận, vận động ủng hộ.

Công tác hoạt động giám sát của MTTQ các cấp được triển khai thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đi vào nền nếp, có chất lượng; tập trung giám sát những vấn đề Nhân dân đang quan tâm. Về hoạt động phản biện xã hội ngày càng chủ động, thiết thực và hiệu quả; hầu hết ý kiến phản biện, góp ý của MTTQ được các cơ quan soạn thảo tiếp thu và đánh giá cao.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hoa khóa XVIII.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hoa khóa XVIII.

Nhờ đó, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm chỉ đạo, tạo niềm tin trong các tầng lớp Nhân dân.

Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân vẫn còn những boăn khoăn, lo lắng về thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án lớn, trọng điểm chưa đảm bảo theo yêu cầu. Tình hình phát triển nhà ở cho công nhân còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được tháo gỡ.

Ngoài ra, số lượng giáo viên còn thiếu cục bộ ở các cấp học, bậc học; một số cơ sở y tế có lúc, có nơi còn thiếu thuốc, vật tư y tế, hóa chất sinh phẩm; tỷ lệ bao phủ BHXH còn thấp; tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trong các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu giảm; tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất, chăn nuôi còn xảy ra ở mọt số địa phương, doanh nghiệp gây bức xúc trong nhân dân, việc xử lý rác thải sinh hoạt còn hạn chế, hạ tầng xử lý rác thải sinh hoạt ở nhiều địa phương còn thiếu và chưa đồng bộ; hoạt động tội phạm trên không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng vẫn còn diễn ra và có xu hướng gia tăng, …. làm ảnh hưởng đến tư tưởng, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa gửi những ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tới kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa gửi những ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tới kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Trước thực trạng trên, cử tri và Nhân dân gửi ý kiến, kiến nghị đến Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII: Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, cắt giảm các chi phí, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tạo nhiều mặt bằng sạch cho doanh nghiệp dễ tiếp cận để thúc đẩy đầu tư sản xuất; có chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành giao thông, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp các công trình giao thông trên các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn các huyện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tuyến giao thông kết nội với các địa phương trong tỉnh, các địa bàn khó khăn. Đề nghị tiếp tục bố trí kinh phí, hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển; xử lý các sự cố có nguy cơ mất an toàn bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ... 

Đối với tình trạng đưa lao động xuất khẩu nước ngoài, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng có phương án chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động để trục lợi, vi phạp pháp luật gây thiệt hại cho người lao động, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nghiên cứu bổ sung đối tượng hạng trường và giao tăng định mức phân bổ kinh phí cho các địa phương. Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét cấp bổ sung kinh phí nguồn sự nghiệp giáo dục để huyện chi trả chế độ cho giáo viên dạy tăng tiết cho các trường năm 2024; Xem xét tính hiệu quả của “Sổ liên lạc điện tử” hiện đang áp dụng tại các cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với mức thu 70.000đ- 90.000 đồng/học sinh/năm học. Bên cạnh đó, ngành Y tế rà soát, ban hành các văn bản quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, quan tâm đầu tư các lễ hội, nâng cấp các tiểu công trình di tích lịch sử. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp du lịch, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, văn minh của du lịch Thanh Hóa.

 

 

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

  • Nâng cao chất lượng để tăng trưởng bền vững

    Nâng cao chất lượng để tăng trưởng bền vững

    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý 2/2024 đạt 6,93%, tính chung nửa đầu năm nay GDP cả nước tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước.

Top