Ngày 21/10, Bộ NN-PTNT gửi Công điện khẩn số 7061/CĐ-BNN-TY đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8 và các chủng virus khác theo quy định của Luật Thú y.
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 19 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy hơn 77.000 gia cầm. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao, đặc biệt các tháng cuối năm do chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ còn chiếm đa số.
Theo Bộ Y tế, ngày 5/10/2022, một bé gái tại Phú Thọ nhiễm virus cúm gia cầm, chủng A/H5. Đây là lần đầu tiên sau hơn 8 năm, Việt Nam mới có một ca mắc bệnh.
Trước tình hình này, ngày 21/10, Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi Công điện khẩn số 7061/CĐ-BNN-TY đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm.
Cụ thể, với địa phương có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, hoặc phát hiện gia cầm dương tính với virus A/H5, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh do các chủng virus cúm A/H5, tỉnh, thành phố cần làm ngay 4 việc.
Một, tiêu hủy gia cầm, công bố dịch và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Hai, điều tra xác định nguyên nhân, nguồn lây nhiễm, không để dịch lây lan rộng. Ba, tiêm phòng bao vây ổ dịch, cho toàn bộ đàn gia cầm tại thôn, xã có dịch và các địa phương có nguy cơ cao. Bốn, chỉ đạo các cơ quan thú y, y tế phối hợp điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, xác định nguyên nhân ổ dịch trên gia cầm, trên người và xử lý ổ dịch.
Địa phương cần rà soát, tổ chức tiêm mới, tiêm bổ sung vacxin cúm gia cầm, bảo đảm tỷ lệ trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm. Ngoài ra, những đàn gia cầm mới, chưa được tiêm phòng cần được rà soát thường xuyên, tiêm bổ sung.
Tổ chức nhiều đoàn giám sát cúm gia cầm sau ca lây nhiễm A/H5 sang người
Chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất; tổ chức tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
Với gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh, gia cầm tại địa bàn nguy cơ cao, địa phương cần giám sát chủ động, lấy mẫu và gửi phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y để xác định nguyên nhân gây bệnh, nhằm kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy gia cầm mắc bệnh.
Việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia phải được kiểm dịch tại gốc. Đồng thời, người dân cần được tuyên truyền không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới.
Các cơ quan cấp cơ sở lên kế hoạch hướng dẫn người dân giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, để kịp thời báo chính quyền, cơ quan thú y. Tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Hàng ngày, khu vực nuôi phải được vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột.
Ban 389 địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.
Về phía các đơn vị trực thuộc Bộ, Cục Thú y được giao nhiệm vụ tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm.
Đồng hành cùng Cục Thú y, Cục Chăn nuôi và Trung tâm Khuyến nông quốc gia thành lập, tham gia các đoàn công tác đến địa phương để đưa ra những biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động vệ sinh phòng dịch.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.