Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 18 tháng 1 năm 2024 | 15:56

Tăng cường thương mại đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Việt Nam và Australia

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam còn rất lớn và cơ hội để nông sản hữu cơ từ Việt Nam du nhập qua thị trường Australia rất triển vọng trong thời gian tới, trong bối cảnh hai nước tăng cường phát triển quan hệ kinh tế, đẩy mạnh giao thương như hiện nay. Đây là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc Công ty Mekong. Organic, có trụ sở tại thủ đô Canberra.

Mekong Organics là đơn vị vừa được Chính phủ Australia chọn thực hiện Dự án thúc đẩy phát triển công nghệ nông nghệp hữu cơ, chứng thực và thương mại nông sản hữu cơ giữa 2 nước trong khuôn khổ chương trình thí điểm tài trợ tăng cường gắn kết kinh tế Australia - Việt Nam (AVEG).

Vòng 2 trong khoảng 11 tháng kể từ 1/7/2023 đến 31/5/2024, dự án được tổ chức bởi Công ty Mekong Organics và được sự tham gia của các đối tác doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam và Australia.

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc Công ty Mekong Organics và bà Nguyễn Thanh Thuỷ, Giám đốc Công ty phân bón hữu cơ Vina xanh

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc Công ty Mekong Organics và bà Nguyễn Thanh Thuỷ, Giám đốc Công ty phân bón hữu cơ Vina xanh.

Mục tiêu của khoản tài trợ nhằm tăng cường mối quan hệ thương mại hữu cơ giữa các doanh nghiệp Australia và Việt Nam, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Australia tiếp cận đến thị trường Việt Nam cũng như mở rộng mối quan hệ đầu tư hai chiều.

Tăng cường các liên kết ngành, thể chế và Chính phủ với Chính phủ để xây dựng các đối tác thương mại, đầu tư mạnh mẽ hơn giữa Australia và Việt Nam, cung cấp nghiên cứu chính sách hiểu biết sâu sắc hơn về doanh nghiệp và chính phủ sử dụng trong việc mối quan hệ mở rộng và đầu tư song phương.

Cung cấp khoá đào tạo sẵn sàng xuất khẩu cho cả doanh nghiệp Australia và Việt Nam, tổ chức các buổi toạ đàm xúc tiến thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ, tổ chức chuyến học tập nông nghiệp hữu cơ cho các đối tác doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam đến tham quan và trao đổi với các doanh nghiệp và tổ chức của Australia, thông qua quá trình đó chúng ta có thể theo dõi tiến độ dự án và có thể quảng bá sản phẩm tốt hơn.

Chương trình được diễn ra tại Trường Đại học xã hội và nhân văn với sự tham gia của nhiều đơn vị và doanh nghiệp trong cả nước

Chương trình được diễn ra tại Trường Đại học xã hội và nhân văn với sự tham gia của nhiều đơn vị và doanh nghiệp trong cả nước.

Khai thác được sự đa dạng ngành nghề, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Australia cũng như Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, bao gồm thực phẩm hữu cơ, nguyên liệu hữu cơ đầu vào (phân bón, sản phẩm sinh học và dịch vụ truy vấn nguồn gốc sản phẩm). Đồng thời, tăng cường liên kết công nghiệp và chính phủ để thúc đẩy tăng cường giao thương mạnh mẽ hơn giữa hai nước.

 

Võ Dương
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top