Chiều 8/3, tại Canberra, Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Paul Serra, Giám đốc điều hành tập đoàn SunRice của Australia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Paul Serra, Giám đốc điều hành tập đoàn SunRice của Australia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
SunRice (1950) là Tập đoàn sản xuất, phân phối gạo lớn nhất Australia, chiếm khoảng 90% thị phần gạo Australia. Đến nay, Tập đoàn đã phát triển nhiều hoạt động trong toàn bộ chuỗi sản xuất cung ứng gạo với hơn 30 thương hiệu và hơn 2.000 nhân viên tại 50 quốc gia. Năm 2023, doanh thu Tập đoàn đạt khoảng 1,64 tỷ USD.
Năm 2008, Tập đoàn đã mua cổ phần chi phối tại nhà máy chế biến gạo Lấp Vò tại tỉnh Đồng Tháp với công suất chế biến khoảng 260.000 tấn lúa khô/năm. Từ năm 2022 đến nay, SunRice đang phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) triển khai dự án "Phát triển chuỗi cung ứng gạo chất lượng cao tại vùng ĐBSCL" với mục tiêu phát triển giống cao có năng suất và chất lượng cao, bền vững phục vụ thị trường tiêu dùng quốc tế.
Tại cuộc gặp, lãnh đạo SunRice chúc mừng Việt Nam vừa nâng cấp quan hệ với Australia; báo cáo Thủ tướng về tình hình đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trao đổi về kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới. SunRice đánh giá cao việc triển khai chương trình 1 triệu ha lúa phát thải thấp, chất lượng cao tại ĐBSCL.
Thủ tướng mong muốn Tập đoàn hỗ trợ kết nối các đối tác phía Việt Nam với các đối tác Australia để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chúc mừng và đánh giá cao các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh hiệu quả của SunRice nói chung và tại Việt Nam nói riêng trong thời gian qua.
Trước bối cảnh hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, Thủ tướng mong muốn Tập đoàn, với mạng lưới và sự ảnh hưởng của mình, sẽ hỗ trợ kết nối các đối tác phía Việt Nam với các đối tác Australia để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước trong thời gian tới theo hướng sản xuất xanh, cạnh tranh lành mạnh với các đối tác khác, đẩy mạnh thương mại điện tử.
Thủ tướng mong SunRice với kinh nghiệm, nguồn lực và uy tín của mình sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, tham gia hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng gạo tại Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, tăng cường chuyển giao công nghệ, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, làm việc trực tiếp với người nông dân, ổn định đầu ra và đầu vào, xây dựng các kho chứa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng và chất lượng của các sản phẩm gạo Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới, hỗ trợ đưa các sản phẩm của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong ngành thực phẩm Halal, tạo sinh kế, cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nói chung.
Thủ tướng đề nghị SunRice nghiên cứu mở rộng hoạt động với các loại nông sản khác rất phong phú tại các vùng miền khác nhau của Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn trao đổi trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tìm kiếm đối tác để nghiên cứu, triển khai các dự án hợp tác cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên, nhất là tham gia chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL.
Ngoài lúa, Thủ tướng đề nghị SunRice nghiên cứu mở rộng hoạt động với các loại nông sản khác rất phong phú tại các vùng miền khác nhau của Việt Nam như trái cây, thủy sản; đầu tư lâu dài, ổn định, bền vững trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.