Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, chiều 6/5, tại TP.Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tổ chức hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023.
Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản có khoảng 600 đại biểu tham dự, trong đó, khoảng 300 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản. Dẫn đầu các đại biểu phía Nhật Bản là ông Nikai Toshihiro, Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam.
Hội nghị kết nối Thanh Hoá - Nhật Bản
Về phía Trung ương gồm: Ông Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và đại diện các bộ, ngành Trung ương cùng tham dự.
Về phía tỉnh Thanh Hoá, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban MTTQ Việt Nam, lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương, đơn vị và đại diện các doanh nghiệp trong tỉnh.
Bí Thư tỉnh ủy, Đỗ Trọng Hưng phát biểu khai mạc hội nghị két nối Thanh Hóa - Nhật Bản
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, tính đến năm 2023, tổng số vốn từ Nhật Bản đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa là khoảng 6,6 tỉ USD, chiếm 45,7% tổng vốn FDI đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa và là nhà đầu tư vốn FDI lớn nhất hiện nay vào tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, có một số dự án lớn có vốn đầu tư từ Nhật Bản trọng điểm như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Nhà máy xi măng Nghi Sơn... đã tạo ra “lực hấp dẫn” thu hút nhiều dự án đầu tư tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và tỉnh Thanh Hóa trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, 2 bên còn có những dấu ấn hợp tác thành công trên các lĩnh vực thương mại, giáo dục, lao động và việc làm.
Từ năm 1997 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã được Chính phủ Nhật Bản tài trợ thực hiện 10 chương trình, dự án ODA với tổng vốn 45,5 triệu USD. Ngoài ra, từ năm 1992 - 2022, Đại sứ quán Nhật Bản đã thực hiện 24 dự án viện trợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về các lĩnh vực y tế, nước sạch, giáo dục... Và hiện tỉnh Thanh Hóa đã có 13.346 tu nghiệp sinh sang làm việc tại các xí nghiệp của Nhật Bản.
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa
Hai bên đã xây dựng nhiều khuôn khổ pháp lý quan trọng cho quan hệ song phương, đồng thời, cùng là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây chính là những hành lang quan trọng thúc đẩy quan hệ đầu tư thương mại giữa hai nước.
Hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức tại tỉnh Thanh Hoá lần này đánh một dấu mốc mới cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ lâu dài của hai nước cho giai đoạn tiếp theo.
Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng cũng thông tin khái quát tới các tổ chức, doanh nghiệp , nhà đầu tư Nhật Bản về tiềm năng, thế mạnh, những định hướng phát triển, thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới, cùng với đó là các cơ chế, chính sách ưu đãi, các thành quả phát triển của tỉnh trong thời gian qua, điển hình như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2022 trên địa bàn đạt 12,51%, đứng thứ 7 cả nước, thu ngân sách Nhà nước hơn 51.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, huy động vốn đầu tư phát triển gần 140.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, giá trị xuất khẩu trên 5,5 tỷ USD, giá trị nhập khẩu ước đạt 9,3 tỷ USD.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 2.300 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 650.000 tỷ đồng, trong đó, có 145 dự án đầu tư trực tiếp FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,6 tỷ USD, là tỉnh đứng thứ 8 của cả nước về thu hút vốn FDI.
Kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản về du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế với tỉnh Thanh Hóa
Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện với các đối tác Nhật Bản về xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử, về giáo dục, y tế, phát triển nguồn nhân lực, thị trường lao động, tiếp nhận thêm các dự án viện trợ ODA sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản trong các lĩnh vực như: quản lý hành chính công, quản lý nguồn nước, y tế, giáo dục và đào tạo, giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị. Đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Nhật Bản, kết nối, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các đối tác Nhật Bản đến khảo sát, triển khai các hoạt động hợp tác đầu tư vào tỉnh nhà.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hayashi Motoo, Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam bày tỏ vui mừng khi tham dự Hội nghị kết nối Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức tại Thanh Hóa. Ông Hayashi Motoo cho biết: Hiện nay, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang là mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh của châu Á, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng.
Ông Hayashi Motoo, Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, phát biểu tại hội nghị
Đặc biệt, sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế đạt được những thành quả đáng kể. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản lên tới con số 2.000, chiếm tỷ lệ cao nhất châu Á và tăng gấp 3 lần so với 15 năm gần đây. Ngoài ra, số lượng người Việt Nam hiện đang cư trú và sinh sống tại Nhật Bản lên đến 490.000 người, đứng thứ 2 trong tổng số người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Nhật Bản.
Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam cũng bày tỏ ấn tượng đặc biệt với tỉnh Thanh Hóa, nhất là Khu Kinh tế Nghi Sơn được trang bị hệ thống cảng biển hiện đại và kết nối hạ tầng thuận tiện, có nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú. Do vậy, tỉnh Thanh Hoá có rất nhiều tiềm năng hợp tác về mặt kinh tế du lịch với Nhật Bản. Trong đoàn giao lưu lần này có sự tham gia của các Thống đốc và Phó thống đốc các tỉnh Yamanashi, Niigata, Wakayama. Đại diện chính quyền của các tỉnh đến từ Nhật Bản cũng rất mong muốn được xúc tiến và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Ông Hayashi Motoo hy vọng, tại các phiên hội nghị về những chuyên đề kinh tế, lao động, du lịch, giao lưu địa phương, các ý kiến thảo luận, trao đổi về triển vọng, những vấn đề phải đối mặt, cơ chế chính sách của hai nước sẽ là cơ hội đánh dấu bước phát triển mới cho mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam, góp phần cho sự tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản và tỉnh Thanh Hóa.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư công nghiệp nặng tại Thanh Hóa
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao bày tỏ sự vui mừng khi được có mặt tham dự các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản tại tỉnh Thanh Hoá. Đồng chí hoan nghênh và đánh giá cao tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đăng cai, tích cực xây dựng ý tưởng và chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức hội nghị một cách trang trọng. Đây là dịp để hai bên cùng trao đổi những thông tin hữu ích, các ý tưởng hợp tác cụ thể, mở ra thời kỳ hợp tác mới, sâu sắc hơn giữa tỉnh Thanh Hoá và các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Nguyễn Minh Vũ cho biết, trong 63 tỉnh, thành phố có quan hệ hợp tác với Nhật Bản thì Thanh Hoá là địa phương có tiềm năng cũng như kết quả đạt được rất to lớn. Với cam kết chính trị mạnh mẽ và tiềm năng, lợi thế của tỉnh Thanh sẽ là cơ hội lớn để 2 bên sớm có những kết quả hợp tác tốt đẹp hơn.
Nhấn mạnh ý nghĩa Hội nghị kết nối Thanh Hoá - Nhật Bản là một nội dung quan trọng trong chuỗi sự kiện hướng tới hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản sẽ được tổ chức trên cả nước, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao hy vọng các đại biểu sẽ chia sẻ nhiều nội dung, hợp tác trên các lĩnh vực phát triển nhân lực, công nghiệp, dịch vụ, năng lượng, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tranh thủ cơ hội làm việc với tỉnh Thanh Hoá để thúc đẩy những kết quả hợp tác cụ thể, thiết thực, hiệu quả và nhiều cam kết sẽ trở thành hiện thực.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.