Ngày 7/9, mưa, gió lốc do ảnh hưởng của bão số 3, đã làm 74 căn nhà ở bị tốc mái, sạt lỡ móng, 1 người bị thương và gần 35 ha diện tích hoa màu của người dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá bị thiệt hại.
Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN và PTDS) tỉnh Thanh Hóa về công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 (Yagi) và mưa lũ. Tính đến 15 giờ 00 (ngày 7/9), mưa, bão đã làm 1 người bị thương do bị cây đổ vào người khi tham gia giao thông (là em Lê Việt Anh, sinh năm 2004 quê xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), hiện tại sức khỏe của em đã ổn định.
Nhiều ngôi nhà ở của người dân ở xã Pù Nhi (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) bị tốc mái toàn bộ.
Mưa, gió lốc cũng làm 74 căn nhà ở các huyện miền núi bị thiệt hại. Trong đó, huyện Bá Thước 2 nhà ở xã Điền Quang bị tốc mái hoàn toàn và bị tốc mái một phần (riêng 1 nhà bị tốc mái hoàn toàn phải sơ tán đến nơi an toàn với 4 khẩu); huyện Cẩm Thuỷ bị 1 nhà ở xã Cẩm Thành bị tốc mái hoàn toàn phải sơ tán đến nơi an toàn với 2 khẩu; huyện Mường Lát có 64 nhà bị thiệt hại (1 nhà bị tốc mái hoàn toàn; 59 nhà bị tốc mái một phần, 2 nhà bị cây đổ vào nhà, 2 nhà bị sạt lở móng nhà), riêng 1 nhà bị tốc mái hoàn toàn phải sơ tán đến nơi an toàn với 6 khẩu. Huyện Quan Hoá 7 nhà bị tốc mái một phần.
Về sản xuất nông nghiệp, gần 35 ha diện tích hoa màu bị thiệt hại. Trong đó, huyện Mường Lát 0,11 ha hoa màu bị thiệt hại một phần (cây sắn); huyện Bá Thước có 34,07 ha lúa bị đổ ngã.
Ngoài ra, mưa, gió lốc cũng làm 31 cây xanh trên địa bàn TP Thanh Hoá bị đổ gãy; 1 cây cột điện bị đổ, 1 xe máy bị hư hỏng và 4 bán bình bị hư hỏng tại xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn.
Trước đó, để chủ động ứng phó với bão số 3, các huyện đã tổ chức sơ tán dân sinh sống tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng đến nơi an toàn với 296 hộ/1.134 khẩu (Như Xuân 21 hộ/61 khẩu; Quan Hoá 142 hộ/533 khẩu; Thường Xuân 123 hộ/500 khẩu; Mường Lát 10 hộ/40 khẩu).
Các hộ dân sinh sống tại khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng được lực lượng chức năng sơ tán đến nơi an toàn.
Cùng với đó, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi đã triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình được giao quản lý và chủ động bơm nước tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp tại các khu vực xảy ra ngập, lụt. Hiện nay có 7 trạm bơm tiêu đang hoạt động (Công ty TNHH MTV Sông Chu 1 trạm, Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Bắc Sông Mã 5 trạm và huyện Hà Trung 1 trạm bơm).
Trước tình hình mưa, gió đang diễn ra, cấp uỷ, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Than Hóa đã tổ chức đoàn kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng giúp đỡ các gia đình có nhà bị thiệt hại dọn dẹp sớm ổn định đời sống của người dân.
Theo báo cáo, toàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hoạch được 23.847ha/112.459ha lúa thu mùa gieo trồng (đạt 21,2%), còn lại 19.272,2 ha lúa chín từ 80% trở lên chưa thu hoạch; Sản lượng thu hoạch thủy sản nuôi 52.369 tấn/74.500 tấn, đạt 70,3% (Nước mặn 15.789/20.500 tấn, đạt 77,0%; Nước lợ 9.660/16.000 tấn, đạt 60,4%; Nước ngọt 26.920 tấn, đạt 70,8%.). Hiện có 3.654 lồng bè nuôi trồng (Nghi Sơn 3.261 lồng, Quảng Xương 393 lồng); 2.086 lồng nước ngọt (ven sông, hồ tại các huyện miền núi, đồng bằng); diện tích nuôi trồng là 19.500 ha (nước ngọt 14.000 ha, nước lợ 4.500 ha, nước mặn 1.000 ha). Tính đến 13h00 ngày 7/9, mực nước các sông của trên địa bàn tỉnh hiện ở dưới mức báo động I, có 338/610 hồ đầy nước (trong đó, 37/84 hồ chứa đầy nước do các Công ty KTCTTL quản lý, 301/526 hồ do các huyện quản lý); còn lại 272/610 hồ chứa thấp hơn MNDBT. |
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.