Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 2 năm 2024 | 15:52

Thanh Hoá đón nhận 2 di sản là Di sản phi vật thể Quốc gia

Trong những ngày đầu xuân tại thôn Muỗng Do, xã Điền Trung, huyện Bá Thước long trọng tổ chức Lễ hội Mường khô và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo sử sách, xã Điền Trung, huyện Bá Thước là nơi phát tích của một dòng họ nổi tiếng xứ Mường Khoòng, Mường Khô với bao bậc văn nhân, chí sĩ đã có những công lao to lớn, đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Các đại biểu tham dự Lễ hội Mường Khô. 

Lễ hội Mường Khô lúc đầu chỉ là việc thờ cúng của gia đình, một dòng họ, sau trở thành lễ hội lớn của cả một vùng, thể hiện nét đẹp trong đời sống tình cảm, tâm linh của đồng bào dân tộc Mường ở vùng cao xứ Thanh.

Thông lệ, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, người dân làng Muỗng Do, xã Điền Trung và các vùng lân cận thuộc huyện Bá Thước lại tổ chức Lễ hội Mường Khô để tưởng nhớ các vị thần linh, anh hùng, đã che chở cho muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc và được trải nghiệm vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa.

Nghi lễ rước kiệu từ nhà văn hóa thôn Lùm Nưa vào hang Mường.

Để giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống, các giá trị văn hóa tốt đẹp của Lễ hội Mường Khô trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với văn hóa, con người và lịch sử, góp phần đưa di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bện cạnh đó chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến đời sống của các nghệ nhân am hiểu và tâm huyết với di sản.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá và lãnh đạo huyện Bá Thước cùng toàn thể Nhân dân tham dự Lễ hội Mường Khô

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng chúc mừng và biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bá Thước nói chung, đặc biệt là các thế hệ nghệ nhân và người dân chung sức, đồng lòng gìn giữ, bảo tồn, duy trì và phát huy di sản văn hóa quý giá của Lễ hội Mường Khô, để hôm nay Lễ hội Mường Khô được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong dòng chảy văn hóa của dân tộc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá -  Đầu Thanh Tùng phát biểu tại lễ hội

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Bá Thước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị có liên quan triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, đồng thời tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa các giá trị của Lễ hội Mường Khô. Đặc biệt, cần xác định gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản bằng tâm huyết, tấm lòng, niềm tự hào, nội lực, để các giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội được gìn giữ, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá trao Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quóc gia cho cán bộ và nhân dân huyện Bá Thước.

Trước đó, ngày 14/2 lễ hội Nàng Han được công nhận văn hóa phi vật thể Quốc gia, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào 16 xứ Thái mường Chiềng Bán (hay được gọi là Chiềng Ván), thuộc xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, được tổ chức vào ngày mùng 5, tháng Giêng hàng năm và kéo dài trong suốt cả mùa xuân.

Những tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ hội.

Lễ hội thể hiện những giá trị lịch sử về sự phát triển của người Thái ở Vạn Xuân được phản ánh rõ nét trong việc xây dựng bản làng, khai phá đất đai, lễ hội còn mang tính nhân văn và tính nguyên hợp cao là một hình thức lễ hội đặc biệt, vừa có lễ, vừa có hội kết hợp với diễn xướng, múa hát tập thể.

Tái hiện cảnh sinh hoạt của dân bản người Thái tại lễ hội Nàng Han.

Qua đó tích hợp được nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của tộc người Thái, với gần như đầy đủ các loại hình, như ngữ văn truyền khẩu (truyền thuyết Nàng Han); các tập quán xã hội và tín ngưỡng (thờ cúng, làm đồ tế lễ); các tri thức, văn hóa dân gian dân gian về ẩm thực được thể hiện qua các lễ vật cúng; lễ hội mang đầy đủ quy cách của một lễ hội dân gian truyền thống từ cách thức làm đồ tế lễ; cách phân định, phân công trong thực hành tế lễ…

Những hình ảnh tái hiện lại Nàng Han cùng dân bản đánh giặc.

Lễ hội mang tính hướng thiện, thể hiện khát vọng hòa bình, mong ước mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, bản làng yên vui, được gặp gỡ giao lưu sau những ngày lao động vất vả của đồng bào Thái mường Chiềng Bán.

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top