Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2023 | 17:9

Thanh Hoá khai trương cổng dữ liệu mở và ra mắt app Thanh Hóa-S

Sáng 19/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Trung.

Các đại biểu tham dự hội thảo chuyển đổi số tại Thanh Hoá

Hội thảo là sự kiện nằm trong hoạt động thường niên của Bộ TT&TT, là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giới thiệu, chia sẻ các giải pháp hay, các ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như trên địa bàn các tỉnh khu vực Miền Trung.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại hội thảo chuyển đổi số.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay. Với tinh thần thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số và làm sao để người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia, đồng hành vào quá trình chuyển đổi số.

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể: Hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đã được các doanh nghiệp đầu tư triển khai đến hầu khắp các thôn, bản trên địa bàn tỉnh, góp phần sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chuyển đổi số mang lại những lợi ít thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng dữ liệu mở của tỉnh, bước đầu đã cung cấp 195 cơ sở dữ liệu thuộc 15 lĩnh vực, phục vụ việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu kịp thời, công khai, minh bạch dữ liệu của cơ quan chính quyền tới doanh nghiệp và người dân. Thực hiện việc xử lý văn bản và hồ sơ công việc, gửi/nhận văn bản hoàn toàn trên môi trường điện tử trong 3 cấp chính quyền từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã.

Ngoài ra, về kinh tế số, xã hội số đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Phát huy hiệu quả lan tỏa phổ cập kiến thức về chuyển đổi số tới đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh. Người dân đã cài đặt ứng dụng VNeID trên thiết bị di động để thực hiện các giao dịch cơ bản trên môi trường số…

Từ những kết quả đó, phát hiểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để ưu tiên phát triển bên cạnh các lĩnh vực khác là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, phát biểu tại Hội thảo chuyển đổi số tại Thanh Hoá

Thứ trưởng Bộ TT&TT khẳng định: Lĩnh vực công nghiệp CNTT có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào GDP của đất nước nói chung và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương nói riêng. Thanh Hóa cũng như các địa phương miền Trung cần xác định phát triển công nghiệp ICT là cơ hội để đẩy đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.

Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết: Năm 2022, doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng 8%; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 117 tỷ USD, tăng 8,8%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT là 1.200.000 người, tăng 6%; nộp ngân sách 40.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2021. Trên toàn quốc hiện có 6 khu CNTT tập trung và các thành viên chuỗi Khu Công viên phần mềm Quang Trung.

Cũng tại hội thảo các đại biểu đã có nhiều tham luận, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện cho các địa phương, khu vực Miền Trung nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Ông Đới Sỹ Nam, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, phát biểu tại hội thảo

Đại diện phía Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá cho hay, để thúc đẩy chuyển đổi số một cách đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Hiệp Hội Doanh nghiệp mong muốn UBND tỉnh giao trách nhiệm cho cơ quan chủ quản là Sở TT&TT có những khảo sát, đánh giá đúng về nhu cầu, thực trạng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về tình hình chuyển đổi số.

Tìm hiểu và phân tích được những khó khăn cụ thể từ phía doanh nghiệp, để lý giải tại sao doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa hào hứng trong chuyển đổi số? Có phải vì khó khăn về tài chính? Về nhận thức hay khó khăn trong tiếp cận công nghệ. Từ đó có những giải pháp phù hợp.

Để nghị Sở Thông tin xây dựng các chương trình mục tiêu, kế hoạch về chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặt mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách cụ thể, rõ ràng. Phấn đấu đến năm bao nhiêu thì 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số?

Cũng tại Hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Thanh Hóa; khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa-S.

 

Lê Thức - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top