Hội Nông dân các cấp của tỉnh Cà Mau đã giúp hội viên nông dân tăng thu nhập, khi các mô hình kinh tế thành công nhờ phát huy hiệu quả vai trò của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Tạo đà cho kinh tế tập thể
Ông Tiết Vĩ Tuyến, Giám đốc HTX Thương mại Dịch vụ Tiến Ðạt (Tiến Đạt), ở ấp Hoà Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Thời gian qua, HTX nhận được sự quan tâm từ các sở, ngành, đặc biệt là Hội Nông dân tỉnh, huyện. Thể hiện qua việc hỗ trợ vốn 3 đợt hơn 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, kết hợp nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội mỗi hộ 20-50 triệu đồng, tạo hiệu quả đáng kể cho Tiến Đạt đầu tư phát triển nhiều mô hình kinh tế.
Đơn cử, chỉ vài hộ cải tạo đất trồng thử bồn bồn có hiệu quả, nay đã có hơn 20 hộ trồng thành công. Hiện tại, mô hình trồng bồn bồn mang lại hiệu quả rõ rệt, chúng tôi hợp lại hình thành HTX để tính đường đi lâu dài. Hiện nay, Tiến Đạt đang hoàn thiện hồ sơ đưa sản phẩm dưa bồn bồn vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra bền vững, nâng cao thu nhập cho xã viên”.
Trên thực tế, ngành nghề chính của Tiến Đạt là nuôi tôm – cá. Để tận dụng diện tích, một số hộ đã bao ví giữ ngọt để trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá, từ thử nghiệm thành công, dần hình thành mô hình kinh tế tập thể.
Tại ấp Tân Hiệp (xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), Tổ hội nghề nghiệp có 10 thành viên, với mô hình chính là nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm 2 giai đoạn. Hiện nay, để nâng cao thu nhập cho tổ viên, từ thí điểm nuôi thử, đến nay tổ hội đã triển khai thêm mô hình nuôi chồn hương thương phẩm nhờ nguồn cốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bí thư Chi bộ ấp Tân Hiệp - ông Lê Bá Nha kiêm Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp ấp Tân Hiệp cho biết: “Từ lâu, trong nuôi trồng thuỷ sản, các tổ viên đã đoàn kết, cùng nhau học tập và chia sẻ kinh nghiệm hay để sản xuất có hiệu quả. Ở mô hình nuôi chồn hương, tuy mới hoạt động hơn một năm từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (mỗi tổ viên được vay 10 triệu đồng đầu tư mua con giống) nhưng đến nay số chồn giống trong tổ đã nhân lên được 100-150 con . Hiện đàn chồn giống đang tăng lên nhanh chóng”.
Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có 265 HTX, 1.134 tổ hợp tác, 719 tổ hội và 36 chi hội nông dân nghề nghiệp; 1 câu lạc bộ nông dân tỷ phú (tại xã Tân Thành, TP. Cà Mau). Trong hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể này, vai trò nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân là rất lớn, đã giúp nhiều tổ chức hội thực hiện phát triển kinh tế tập thể hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người nông dân.
Mô hình trồng tiêu trong vườn cây ăn trái của một hộ dân ở xã Khánh An, huyện U Minh.
Bà Trần Thị Quyết, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông dân tỉnh Cà Mau cho biết: “Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã và đang trở thành điểm tựa giúp hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các dự án phải xây dựng được mô hình hiệu quả, từ đó nợ quá hạn toàn tỉnh tương đối thấp (300 triệu đồng/52 tỷ đồng). Hiệu quả từ các mô hình đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.
Kết hợp sử dụng hiệu quả với các nguồn vốn khác
Thực tế cho thấy, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp phần nâng cao tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của hội viên. Tạo tâm lý cho người nông dân đoàn kết cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Qua nguồn vốn, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các huyện, thành phố còn xây dựng được nhiều mô hình khởi nghiệp thành công để làm điểm chỉ đạo và nhân rộng. Ðiển hình như các mô hình nuôi ốc bươu đen, chồn hương, cá sặc bổi (huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời); nuôi sò huyết, nuôi tôm càng, nuôi cua thương phẩm (các huyện Ðầm Dơi, Năm Căn, Thới Bình)...
Trồng gừng trên bờ vuông tôm của hộ nông dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình.
Hiện nay, 9/9 huyện, thành phố đã thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân với số tiền vận động gần 20 tỷ đồng; vốn Trung ương uỷ thác trên 7 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh uỷ thác 22 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện cấp gần 9 tỷ đồng. Luỹ kế hơn 57 tỷ đồng, so với năm 2021, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng gần 11 tỷ đồng.
Mô hình tôm càng - lúa của nông dân xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.
Bà Quyết thông tin: “Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đồng hành cùng hội viên, nông dân tỉnh nhà gần 8 năm qua, cùng bà con vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp hội viên, nông dân xây dựng, duy trì phát triển chi hội nghề nghiệp, tổ nông dân nghề nghiệp, các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới...”.
Để nguồn vốn hoạt động tốt, các cấp Hội đã cân nhắc, xem xét kỹ các đối tượng và mô hình để đầu tư vốn thực hiện các dự án nên công tác thu hồi vốn các dự án cũng như vốn từ nguồn hỗ trợ nông dân thực hiện khá tốt. Tổng dư nợ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh tính đến nay đạt gần 52 tỷ đồng, với 3.291 hộ được vay thông qua 323 dự án. Trong đó, thực hiện tốt có các địa phương: U Minh, Trần Văn Thời, Ðầm Dơi, Thới Bình và Phú Tân".
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.