Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 9 năm 2023 | 21:11

Thêm cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thông tin về nhiều cơ hội để nâng quan hệ thương mại nông sản Việt Nam-Trung Quốc lên tầm cao mới. Trong khi đó, Sơn La cũng chọn chủ đề "nông sản sạch" cho gian hàng quốc gia của Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến - Ảnh: VGP

Trao đổi với phóng viên nhân dịp tham gia Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại TP. Nam Ninh, Quảng Tây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, chiều 16/9, Bộ sẽ ký bản ghi nhớ với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, xây dựng nhà máy chế biến tại vùng biên giới giữa hai nước. Hai bên cũng hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất nhập khẩu. Vùng nguyên liệu này gồm cả chăn nuôi, trồng trọt và thuỷ sản.

Thứ trưởng cho biết 8 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 7,28 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 5,28 tỷ USD, tăng 33,3%. Nông sản Việt Nam rất đặc sắc, được Trung Quốc đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì chúng ta phải rà soát lại công tác tổ chức sản xuất, trong đó có việc xây dựng vùng nguyên liệu đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn, xây dựng các cơ chế chế biến sâu, đóng gói.

Thứ trưởng cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc các hiệp định về các mặt hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là 4 mặt hàng, gồm: Dưa hấu từ xuất khẩu truyền thống sang chính ngạch; sầu riêng lạnh; ớt; dược liệu. Nếu giải quyết được đồng bộ các vấn đề trong xuất khẩu các mặt hàng này, thì việc giao thương sẽ rất thuận lợi, tốc độ tăng trưởng còn lớn hơn rất nhiều.

Theo Thứ trưởng  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nông sản Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc chiếm 21,7% toàn thị trường, Mỹ chiếm 20,4%, Nhật Bản chiếm 7,5%... Như vậy, thị trường Trung Quốc rất quan trọng với nông sản Việt Nam do khoảng cách địa lý, thói quen tiêu dùng có sự tương đồng. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến mối quan hệ với Trung Quốc cũng như thị trường hơn một tỷ dân này.

Các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Sơn La được trưng bày tại Khu trưng bày “Thành phố tươi đẹp” trong CAEXPO lần thứ 20 - Ảnh: VGP

Đánh giá về Hội chợ Trung Quốc-ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc – ASEAN, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá đây là sự kiện rất quan trọng đối với Trung Quốc và các nước ASEAN trong hợp tác thương mại, đầu tư. Việt Nam tham gia hội chợ lần này với số lượng doanh nghiệp đông đảo và quy mô gian hàng lớn nhất. Trong nhiều năm qua, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm rất quan trọng, góp phần lan toả mạnh mẽ. Sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp quan hệ thương mại nông sản Việt Nam-Trung Quốc lên tầm cao mới.

Sơn La - Trung tâm nông sản sạch

Đại diện địa phương được lựa chọn làm gian hàng quốc gia Việt Nam trong khu trưng bày: "Thành phố tươi đẹp" tại CAEXPO 2023, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho biết gian trưng bày có chủ đề: Sơn La - Trung tâm nông sản sạch.  

Đến sáng 16/9, tỉnh Sơn La đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho gian hàng này với hàng trăm sản phẩm trưng bày, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư các dự án phát triển kinh tế-xã hội; sản phẩm giới thiệu văn hóa, danh lam thắng cảnh, quảng bá du lịch.

Đặc biệt tại gian trưng bày này, Sơn La tập trung vào lĩnh vực thương mại, giới thiệu các sản phẩm nông sản sạch, trưng bày 4 sản phẩm quả tươi (xoài, nhãn, thanh long, chanh leo), 52 sản phẩm nông sản chế biến (cà phê, chè, tinh bột sắn, đường, long nhãn... ) để chào hàng, giới thiệu với các đối tác nước ngoài tại CAEXPO 2023.

"Chúng tôi coi CAEXPO 2023 lần này là cơ hội để truyền tải thông điệp Sơn La không chỉ là vùng đất tươi đẹp, có nhiều danh lam thắng cảnh, giàu bản sắc văn hóa mà còn có tiềm năng, thế mạnh để phát triển trở thành trung tâm nông sản sạch của Việt Nam và sẵn sàng hợp tác, trở thành nhà cung cấp những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường Trung Quốc, ASEAN và rộng hơn là tất cả các quốc gia trên thế giới", ông Công nói.

 

Theo baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top