Nằm trong hoạt động của Sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2022”, ngày 8/10, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) tổ chức giải kéo co trên xuồng ba lá tại Khu du lịch Mũi Cà Mau.
Hai đội giằng co bằng lực bơi của đôi tay.
Kỳ thú: Kéo co trên xuồng ba lá
Cũng là kéo co, nhưng không phải dùng tay tác động trực tiếp kéo sợi dây, các vận động viên tham gia phải dùng tay để bơi, tạo lực kéo xuồng của đối phương qua vạch ngang ở giữa. Lực bơi nhẹ, lực kéo nặng khiến cho hai chiếc xuồng ba lá chao đảo lắc lư, trong tiếng reo hò của người xem.
Tham gia tranh tài có đại diện 7 xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển. Theo đó, các đội tham gia thi đấu loại trực tiếp. Mỗi đội có 3 vận động viên (2 nam, 1 nữ) ngồi trên một chiếc xuồng ba lá được nối với nhau sợi dây dài khoảng 5m, có điểm tâm được phân biệt bằng vải màu.
Sau hiệu lệnh còi của trọng tài, các vận động viên dùng tay không bơi, kéo xuồng đối phương qua vạch kẻ ngang ở giữa. Ở phía đầu dây bên kia, lực kéo ngược lại của đối phương tương tạo sự cân bằng. Nhưng chỉ cần một đội có lực bơi bằng tay không đều, đội ấy sẽ thua cuộc.
Anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển) cho hay, đây là lần đầu tiên anh và người dân ở địa phương được thưởng thức môn thể thao giữa lòng kênh lạ như vậy. Xuồng ba lá là phương tiện quen thuộc gắn với đời sống người dân nhiều năm qua, nhưng để thành môn chơi tập thể là kéo co trên xuồng ba lá như vậy thì hoàn toàn mới mẻ và kỳ thú. Ai cũng đều cho rằng trò chơi độc lạ này sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách đến Đất Mũi.
Sau thời gian tranh tài trong buổi sáng, đội UBND xã Tân An Tây đạt giải nhất, giải nhì là đội UBND xã Đất Mũi, đồng giải ba là đội UBND xã Tân Ân và đội Tam Giang Tây.
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết: Giải kéo co trên xuồng ba lá là hoạt động ý nghĩa lập thành tích chào mừng kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Qua đó, thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ, phục vụ công tác, học tập và lao động sản xuất. Năm 2023, giải sẽ được tiếp tục duy trì với quy mô lớn hơn.
Ông Trần Hoàng Lạc trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia.
Ngày hội ẩm thực
Cũng trong sáng nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển tổ chức lễ khai mạc Ngày hội ẩm thực Đất Mũi và các hoạt động thể thao trong khuôn khổ sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2022” .
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Dương Minh Khởi, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho rằng: “Tôi mong rằng bà con nhân dân huyện Ngọc Hiển, nhất là xã Đất Mũi, sẽ thể hiện sự thân thiện, hiếu khách, nghĩa tình của người dân xứ Mũi đối với du khách”.
Mũi Cà Mau – một địa danh như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Đến với khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, du khách có thể ghé thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, chiêm ngưỡng công trình Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi, dấu mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh, chiêm bái Đền thờ Lạc Long Quân, tượng Mẹ và để được trãi nghiệm, hòa mình vào khu dự trữ sinh quyển thế giới, để ngắm ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Nhắc đến Cà Mau, ai cũng liên tưởng đến các món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng Đất Mũi, với các tên gọi đã đi vào lòng người: Tôm, Cua, ba Khía Gạch Gốc, Vọp rừng, Ốc Len, Hàu, cá Thòi Lòi… được chế biến thành nhiều món ăn và để rồi ai đã thưởng thức một lần là nhớ mãi. Ông Khởi nhấn mạnh.
“Với những lợi thế về địa danh và tiềm năng du lịch, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ giúp đỡ của các sở, ngành cấp tỉnh; sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, huyện Ngọc Hiển đã tích cực, nỗ lực để tập trung phát triển du lịch, xem đây là một trong những ngành trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội. Một số hoạt động trọng tâm của sự kiện “Cà Mau – Điển đến 2022” được tổ chức trên địa bàn huyện là niềm vui, niềm tự hào của người dân Ngọc Hiển; hoạt động này còn để góp phần thúc đẩy công tác quảng bá, kích cầu du lịch của huyện, nhất là trong thời điểm tập trung phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID – 19”, ông Khởi nói thêm.
Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết, huyện được giao chủ trì tổ chức Ngày hội ẩm thực Đất Mũi, với các nội dung: Hội thi ẩm thực và các hoạt động thể thao dân gian với 7 đơn vị tham gia (gồm các xã và thị trấn Rạch Gốc), với 84 thí sinh và vận động viên tham gia tranh tài. Hy vọng rằng, với những đặc sản nổi tiếng của địa phương, sẽ được thăng hoa qua sự chế biến khéo léo của các “nghệ nhân đầu bếp không chuyên”. Mong rằng với hoạt động thể thao dân gian, mang tính chất gần gũi với sinh hoạt đời sống hàng ngày của vùng sông nước Cà Mau, lần đầu được tổ chức là kéo co trên xuồng ba lá; bắt lịch trên bãi bùn, các vận động viên sẽ thể hiện tài nghệ điêu luyện, kinh nghiệm thực tiễn để chinh phục người xem. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng đã vận động các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trưng bày và bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặt trưng, hàng hải sản tươi sống; vào buổi chiều hôm nay cũng tại địa điểm này các gian hàng sẽ bày bán những món ăn nhanh đặc sản đjợc chế biến từ hải sản tươi sống để phục vụ du khách.
Biểu Quân
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.