Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 11 năm 2022 | 21:48

Thông qua Đề án xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến năm 2025

UBND tỉnh Nghệ An vừa thông qua Đề án xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành Phan Văn Tuyên trình bày dự thảo Đề án xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến năm 2025 và định hướng xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2030; Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể của Đề án trong giai đoạn 2021-2025, có ít nhất 19 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm 50% số xã của huyện); có 3 - 5 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; các xã còn lại đạt ít nhất 10 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.

Đồng chí Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành trình bày dự thảo Đề án xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến năm 2025 và định hướng xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2030

Thị trấn Yên Thành giữ vững danh hiệu đô thị văn minh; có 9/9 tiêu chí đạt chuẩn của Bộ Tiêu chí Quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao; trên 95% tỷ lệ người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao cấp huyện; trên 90% tỷ lệ người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao cấp xã. Đến năm 2025, thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 2026-2030, đến năm 2028 có thêm 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 100%). Đến năm 2030, có thêm 3-5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện lên 6-10 xã. Đến năm 2030, Yên Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái ứng dụng công nghệ cao.

Mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Minh Thành 

Dự kiến kinh phí thực hiện dự án giai đoạn 2022-2030 là hơn 15.152 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hơn 3.722 tỷ đồng, chiếm 24,57%; vốn đầu tư từ doanh nghiệp hơn 4.298 tỷ đồng, chiếm 28,37%; vốn vay tín dụng hơn 3.101 tỷ đồng; vốn lồng ghép khác hơn 1.351 tỷ đồng, chiếm 8,92%; vốn huy động từ nhân dân hơn 2.677 tỷ đồng, chiếm 17,67%.

Trong đó, giai đoạn 2022-2025, dự kiến kinh phí thực hiện hơn 6.315 tỷ đồng, chiếm 41,68% tổng vốn thực hiện đề án, trong đó, vốn ngân sách hỗ trợ 1.527 tỷ đồng; vốn lồng ghép, hợp pháp khác 4.787 tỷ đồng. Giai đoạn 2026-2030, dự kiến kinh phí hơn 8.837 tỷ đồng, chiếm 58,32% tổng vốn thực hiện đề án, trong đó, vốn ngân sách hỗ trợ hơn 2.195 tỷ đồng; vốn hợp pháp khác hơn 6.641 tỷ đồng.

Để có nguồn lực thực hiện Đề án, huyện Yên Thành đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết, cho phép để lại 100% tiền đất tại 2 khu quy hoạch ở xã Văn Thành và thị trấn Yên Thành; Hỗ trợ ngoài chỉ tiêu cho huyện 6.000 tấn xi măng/năm để ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi trên địa bàn; Để lại 100% tiền bảo vệ đất trồng lúa đối với các dự án trong khu quy hoạch thực hiện đề án.

Đối với đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ, huyện Yên Thành phấn đấu đến năm 2030, giá trị thu nhập của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 65-70% giá trị thu nhập của ngành Nông nghiệp toàn huyện.

Đến năm 2025, xây dựng các vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, tập trung vào các sản phẩm chủ lực: lúa gạo, cam, bưởi, gà thịt, lợn thịt, bò, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Đến năm 2030, tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các cơ sở nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top