Hơn 4 tháng qua, giá cau ở Quảng Ngãi liên tục tăng cao, hiện đang ở mức kỷ lục 83.000 đồng/kg. Nông dân vẫn đang đua nhau mở rộng diện tích trồng cau.
Nếu như các năm trước, giá cau đầu vụ dao động từ 4.000-7.000 đồng/kg thì năm 2024, ngay từ đầu vụ, giá cau đã trên 40.000 đồng/kg và tiếp tục tăng đến tận thời điểm hiện tại. Từ tháng 6 đến nay, giá cau tươi ở Quảng Ngãi luôn ở mức cao, dao động từ 45.000-57.000 đồng/kg, sau đó tăng lên hơn 60.000 đồng/kg và tiếp tục tăng lên mức trên 83.000 đồng chỉ trong vòng nửa tháng.
Với giá cau như hiện nay, bán 1 tạ cau, nông dân Quảng Ngãi mua được 1 chỉ vàng. Ảnh: Viên Nguyễn
Cau được giá, đồng bào Ca Dong ở huyện miền núi Sơn Tây rất vui mừng, bởi đây là địa phương có diện tích trồng cau lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, với diện tích khoảng 1.000 hecta. Tuy nhiên, giá cao cũng khiến người trồng cau lo lắng, vì phải dựng lều ngủ qua đêm ngay tại vườn để chống trộm. Thấy cau thu lãi khủng, nhiều người dân cũng mở rộng diện tích trồng cau.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Phạm Hồng Khuyến - Trưởng phòng NNPTNT huyện Sơn Tây cho biết, giá cau khoảng 10.000 đồng/kg là người trồng cau đã có lãi. Năm nay, giá cau tăng trong một thời gian dài nên mấy tháng qua, người dân mở rộng diện tích trồng cau, nhưng huyện chưa thống kê chính xác diện tích trồng cau tăng bao nhiêu.
Huyện Nghĩa Hành cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng cau lớn ở Quảng Ngãi. Những ngày này, người dân cũng vui mừng vì trúng giá cau. Theo nhiều người dân ở huyện Nghĩa Hành, thị trường tiêu thụ chính của quả cau là Trung Quốc. Có thể năm nay giá cau tăng phi mã là do bão Yagi làm thiệt hại nặng các vùng trồng cau lớn ở Đông Nam Á, dẫn đến nguyên liệu làm kẹo cau đang thiếu hụt. Trong khi đó, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên ở nước ta không bị ảnh hưởng do bão nên cau phát triển tốt, được các thương lái tranh nhau mua để xuất bán sang thị trường Trung Quốc.
Thương lái thu mua cau, xuất bán sang Trung Quốc. Ảnh: Cao Bá Lâm
Cau được giá, nhiều nông dân cũng mở rộng diện tích trồng. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Phan Công Huân - Trưởng phòng NNPTNT huyện Nghĩa Hành - cho biết, hiện toàn huyện có trên 700 hecta cây cau, tăng gần 60 hecta so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân tăng diện tích là do giá cau thu mua tại các vườn những năm gần đây luôn ở mức cao, nên nông dân mạnh dạn tăng diện tích trồng mới. Sản lượng thu hoạch cau trong 6 tháng đầu năm 2024 ước tính là 3.150 tấn, tăng 101 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Cau là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư không cao. Trồng cau khoảng 5 năm là bắt đầu cho trái. Vòng đời của cây cau cũng kéo dài hàng chục năm nên nếu trúng giá, nông dân sẽ thu lãi rất cao so với nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên, quả cau chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì giá cả bấp bênh. Vì vậy, một số địa phương không khuyến cáo người dân phá bỏ các loại cây trồng khác để mở rộng diện tích trồng cau.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.