Sáng 12/2 (tức mùng 3 Tết Giáp Thìn), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra hiện trường công tác thi công tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội (Nhổn - ga Hà Nội), thăm, tặng quà Tết, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường nhà ga ngầm S12 (ga Hà Nội) - vị trí sâu nhất của dự án.
Cùng đi với Thủ tướng có Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Hà Nội.
Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, với 8 ga trên cao, 4 ga ngầm, đi qua 6 quận, gồm Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, hiện dự án đạt tiến độ tổng thể khoảng hơn 77%, trong đó đoạn trên cao Nhổn - Kim Mã đã đạt 99,7%; dự kiến vận hành vào tháng 6/2024.
Thủ tướng trò chuyện, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Với đoạn ngầm hiện đạt tiến độ khoảng 40%, nhà thầu đang tập trung đẩy nhanh thi công kết cấu các ga ngầm để sớm khởi động thi công máy khoan hầm trong quý II/2024.
Ga ngầm S12 là ga sâu nhất trong số 4 ga ngầm của tuyến metro, với thiết kế 3 tầng hầm, điểm sâu nhất nằm 35 m dưới mặt đường. Các ga ngầm còn lại chỉ có 2 tầng, sâu 29 m. Ga ngầm S12 đang nằm trên "đường găng" tiến độ của dự án, nếu chậm sẽ kéo cả dự án chậm theo.
Hiện trên công trường toàn dự án có khoảng 40 chuyên gia nước ngoài, 100 cán bộ tư vấn, giám sát và khoảng 700-800 công nhân đang làm việc.
Trên công trường, Thủ tướng đã trao đổi với đại diện TP. Hà Nội, Ban Quản lý dự án, nhà thầu, chuyên gia nước ngoài, kỹ sư, công nhân… về việc triển khai dự án; đặc biệt Thủ tướng tìm hiểu kỹ đánh giá của chuyên gia nước ngoài về chất lượng kỹ sư, công nhân Việt Nam, các biện pháp để thúc đẩy tiến độ dự án… Các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao trình độ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam.
Thủ tướng hoan nghênh các nhà thầu đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của dự án với Hà Nội, cũng như hiện trạng dự án, từ đó xác định rõ trách nhiệm, tăng cường nhân lực, máy móc để thi công xuyên Tết.
Thủ tướng cho biết, dự án đã kéo dài, do đó Chính phủ rất quan tâm vấn đề đẩy nhanh tiến độ, không để tiếp tục kéo dài, bởi càng kéo dài thì càng đội vốn, hiệu quả đầu tư thấp.
Thủ tướng hoan nghênh tinh thần làm việc và tặng quà các chuyên gia, cán bộ, công nhân trên công trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về chất lượng, Thủ tướng cho rằng địa chất tại khu vực dự án tương đối phức tạp, cần nghiên cứu để xử lý tốt các vấn đề liên quan. Mặt khác, dự án có mặt bằng thi công hẹp, nên khi thi công càng cần bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, tính toán công việc khoa học, hợp lý.
Cũng theo Thủ tướng, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm với các dự án metro, nên phải thuê tư vấn, nhà thầu nước ngoài, do đó mong được phía nước ngoài quan tâm chuyển giao công nghệ và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thủ tướng cũng đề nghị các nhà tư vấn, nhà thầu thiết kế, thi công tăng cường phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn, tiếp tục huy động nhân lực, máy móc làm việc xuyên lễ, xuyên Tết với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "3 ca, 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "chỉ bàn làm, không bàn lùi". Chính phủ, các cơ quan liên quan và Hà Nội sẽ tiếp tục quan tâm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy dự án.
Thủ tướng ân cần thăm hỏi công việc, đời sống, tâm tư nguyện vọng, hoan nghênh tinh thần làm việc của các cán bộ, công nhân trên công trường và mong muốn các cán bộ, công nhân cố gắng làm tốt hơn, nhanh hơn để bù lại tiến độ đã mất vì dịch bệnh COVID-19 và nhiều lý do khác, song lưu ý phải bảo đảm an toàn là trên hết.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.