Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2023 | 15:54

Thủ tướng sẽ đối thoại với Nông dân Việt Nam năm 2023 vào tháng 10 tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Nông dân Việt Nam, tổ chức vào tháng 10 tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện các bộ đối thoại với nông dân năm 2022. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 19/9, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Nông dân Việt Nam.

Công văn nêu rõ: Xét đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam được tổ chức vào tháng 10 tới (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau).

Theo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tiếp nối thành công của 4 lần tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân Việt Nam vào các năm 2018, 2019, 2021 và 2022, thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân Việt Nam lần thứ tư tổ chức tại tỉnh Sơn La, tháng 5/2022, giao cho Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì Hội nghị thường niên nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho nông dân, phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Trên tinh thần đó, để chuẩn bị cho Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân Việt Nam năm 2023, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ, hội viên nông dân trong toàn hệ thống Hội; đồng thời chỉ đạo Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức lấy ý kiến của bạn đọc, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp về những vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay và thời gian tới.

Tính đến thời điểm hiện tại, gần 2.000 câu hỏi, đề xuất, ý kiến, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân toàn hệ thống Hội; bạn đọc, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... được gửi đến người đứng đầu Chính phủ nhân Hội nghị năm nay. Từ các đề xuất, kiến nghị trên, dự kiến chủ đề của Hội nghị đối thoại năm nay sẽ tập trung vào các vấn đề chính đó là thúc đẩy kinh tế nông nghiệp đa giá trị, gắn với tăng trưởng xanh và bền vững.

Sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân Việt Nam năm 2022, thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, 11 bộ, ngành, cùng các địa phương đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân. Nhiều vấn đề đã được các bộ, ngành giải quyết ngay sau Hội nghị và nhiều vấn đề đã được các bộ, ngành xây dựng thành các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết căn cơ vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong dài hạn.

Đặc biệt, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức Hội nghị Thường trực Tỉnh ủy/Thành ủy đối thoại với Nông dân; Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố đối thoại với Nông dân. Trong đó, điển hình như thành phố Hà Nội trực tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị Thường trực Thành ủy đối thoại với nông dân; mới đây nhất Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối thoại với nông dân dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Phan Văn Mãi.

Tại thời điểm này, Ban Tổ chức Hội nghị tiếp tục tiếp nhận các câu hỏi, đề xuất, nguyện vọng, kiến nghị của bà con nông dân cả nước gửi đến người đứng đầu Chính phủ.

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top