Từ ngày 19-24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên chuyên pháp luật để cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có dự án Luật Đất đai sửa đổi và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp chuyên đề, cho ý kiến về 5 dự án luật là Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi); cũng như cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Phiên họp xem xét dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị; thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó cũng đã họp phiên chuyên đề trong tháng 8/2022 cho ý kiến vào 8 dự án luật và 1 dự án nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 (về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá).
Giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án BOT; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk cũng là nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần này.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về 4 dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát.
Cụ thể, 2 chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội là: “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
2 chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.
Kỳ họp thường kỳ thứ 4 sắp tới của Quốc hội có nhiều nhiệm vụ lập pháp quan trọng. Các dự án, dự thảo dự kiến trình Quốc hội thông qua đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan chỉ đạo tổ chức thảo luận, lấy ý kiến qua nhiều vòng, tại nhiều hội nghị, hội thảo, tham vấn. Việc tổ chức các phiên họp chuyên đề là để có thêm ý kiến đa dạng, nhiều chiều, giúp cơ quan hữu quan nhận diện thêm các vấn đề mới phát sinh, nắm bắt bao quát toàn diện, giải trình thấu đáo hơn, bảo đảm chất lượng cao nhất của các dự án, dự thảo trình Quốc hội.
Liên quan việc chuẩn bị Kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội đã dự kiến chương trình chi tiết, trong đó đề nghị tăng thời gian thảo luận đối với các dự án luật quan trọng có phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung khó, phức tạp, được nhiều đại biểu quan tâm. Theo đó, đề nghị bố trí thảo luận tại tổ 0,5 ngày và tại hội trường 1 ngày đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Đồng thời, tiếp tục bố trí phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam phiên thảo luận ở hội trường về một số dự án luật đã được thực hiện tại Kỳ họp thứ ba như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)./.
Theo VOV
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.