UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương đang chuẩn bị tổ chức Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 với quy mô lớn, nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, các loại trái cây chủ lực có giá trị kinh tế cao, du lịch của địa phương và vùng ĐBSCL.
Theo dự kiến lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 17 - 19/6 tại thành phố Mỹ Tho. Đây là lễ hội có quy mô cấp vùng do UBND tỉnh Tiền Giang phối hợp với Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT tổ chức với khoảng 700 đại biểu.
Trong khuôn khổ lễ hội sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, như hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực, kỹ năng quảng bá trái cây trên sàn thương mại điện tử”, kết hợp hoạt động livestream bán hàng, hội thảo chuyên gia và nhà vườn, hội thảo xây dựng mô hình chuỗi sầu riêng bền vững tại thị trường quốc tế, hội nghị xúc tiến và quảng bá du lịch nông thôn miệt vườn Tiền Giang, công bố bản đồ “Du lịch số”, khám phá vườn trái cây nhiệt đới và các hoạt động trải nghiệm, tham gia của cộng đồng tại lễ hội.
Sầu riêng là trái cây chủ lực tại Tiền Giang
UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, mục tiêu của lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 là giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, các loại trái cây chủ lực có giá trị kinh tế cao, du lịch của địa phương cũng như vùng ĐBSCL. Đồng thời, giúp nông dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, tạo cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, giới thiệu hình ảnh, con người, ẩm thực và sản phẩm du lịch của Tiền Giang, ĐBSCL.
Tiền Giang là một trong hai địa phương có diện tích trái cây lớn nhất cả nước với hơn 82.600 ha, đạt sản lượng trên 1,7 triệu tấn/năm. Trong đó có nhiều loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao như: Sầu riêng, mít, thanh long, xoài... Đến thời điểm này, diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng là 279 mã số, với diện tích hơn 20.300 ha và 307 mã số cơ sở đóng gói để phục vụ xuất khẩu.
Sáng nay (12/12), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại buổi lễ, các cơ quan báo chí: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tiền Phong và Tạp chí Nhà Đầu tư đã đóng góp hỗ trợ cho Chương trình, với tổng kinh phí 200 triệu đồng…
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.