Ô nhiễm môi trường biển hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội và toàn cầu. Bởi nó được xem là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng và hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm
Hàng ngày có hàng tấn rác thải cùng với lượng nước thải ô nhiễm chưa được xử lý đổ ra biển, đặc biệt là những nơi người dân sống vùng ven biển. Các nhà máy, công xưởng cũng xả nước thải cùng với những hóa chất độc hại ra biển không những làm cho biển ô nhiễm mà còn có tác hại xấu đến sức khỏe con người và những loài sinh vật sống ở đây.
Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở một số cảng hàng hải do tàu thuyền ra vào nhiều, đổ rác thải... một số cảng biển còn có lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép. Nhiều người dân còn đánh bắt cá bằng cách sử dụng bom mìn gây ra rất nhiều chất hóa học có hại...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biển bị ô nhiễm là do nhiều yếu tố. Xã hội ngày càng phát triển và đồng thời nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao, ngành du lịch biển cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển du lịch ngày càng cao cũng đồng nghĩa với việc tài nguyên biển bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên biển đồng thời cũng thải một lượng rác thải không hề nhỏ ra biển. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng kinh tế làm tăng lượng tiêu thụ dầu mỏ. Lợi ích kinh tế đi kèm với việc dầu bị khai thác quá mức làm cho một lượng dầu lớn bị rò rỉ ra biển gây ô nhiễm biển, các loài thủy hải sản cũng từ đó mà chết do không có đủ oxy để sống gây thiệt hại rất lớn cho môi trường biển và những vùng nuôi trồng hải sản. Ngoài ra các cơ quan quản lí còn lỏng lẻo và chưa thực sự thắt chặt việc kiểm soát vấn đề xử lí rác thải của các doanh nghiệp, xí nghiệp và các khu du lịch.
Ô nhiễm môi trường biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng như gây hại đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như thủy hải sản, du lịch biển,…
Để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng thì mỗi người cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như không xả rác bừa bãi ra biển hay tổ chức nhiều cuộc đi thực tế và thu dọn bãi biển…Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tăng cường quản lý để giảm thiểu lượng rác thải có hại ra môi trường biển, giữ cho cảnh quan thiên nhiên được tươi đẹp. Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).
Xác thủy hải sản trôi dạt vào bờ do ô nhiễm môi trường biển. Hình minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Thành viên Ban chỉ đạo Diễn đàn Đại dương toàn cầu (GOF), Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, một trong những thách thức trong triển khai chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam hiện nay là thực trạng ô nhiễm rác thải trên các vùng biển Việt Nam. Điều này đe dọa đến hệ sinh thái biển, nguồn lợi hải sản từ đó tác động đến sinh kế của hàng triệu ngư dân Việt Nam. Do kinh tế xã hội phát triển nên ngày càng có nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển. Nhu cầu nhận chìm vật, chất ra biển ngày càng tăng, trong khi chúng ta chỉ dự kiến đổ trong vùng lãnh hải, gần bờ. Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa.
Cũng theo ông Hồi, do đặc điểm biển Việt Nam có dòng hải lưu thay đổi theo mùa, là khu vực có lưu lượng tàu bè tấp nập vào bậc nhất thế giới, vì vậy vùng biển Việt Nam thường xuyên bị rác thải, ô nhiễm… “Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước ta vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày). Bên cạnh đó là lượng chất thải rắn tại các tỉnh kinh tế trọng điểm ven biển đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt là các chất thải nguy hại ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim.
Theo thống kê, trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu đã xảy ra trong 10 năm gần đây, đều theo gió mùa, dòng hải lưu di chuyển về phía bờ biển Việt Nam. Ngoài ra, ở vùng biển Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, bên cạnh thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20-30 % là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
Loay hoay tìm giải pháp
Có thể nói, Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị thay đổi tính chất do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển và gây hại tới sức khỏe con người cũng như các sinh vật sống trên biển. Việc nguồn nước biển bị ô nhiễm sẽ khiến cho các loài sinh vật sống dưới biển có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, cảnh quan, hệ sinh thái của biển cũng gặp phải nhiều tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề.
Để phát triển biển bền vững, nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và hoàn thiện Bộ luật Môi trường. Cụ thể: Đưa ra những văn bản chi tiết, rõ ràng trong việc hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm; Xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm; Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm để đưa ra giải pháp xử lý thích đáng;….Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, địa phương trong quá trình xử lý và thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển.
Có một thực tế đáng buồn rằn, môi trường biển đang dần bị ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn vẫn là do những tác động đến từ con người, chẳng hạn như: xả rác bừa bãi, xả thẳng chất thải ra môi trường mà không qua xử lý,....Vậy nên, giải pháp đầu tiên để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển là tích cực tuyên truyền và nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng. Cụ thể, tuyên truyền các cá nhân, tổ chức xả rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi xuống các vùng nước sông, hồ, ao, biển. Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện một cách đồng bộ. Tổ chức thu gom rác thải ở các vùng nước biển.
Cùng với đó, Xây dựng các khu bảo tồn biển được coi là phương thức hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường sinh thái biển. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng các khu bảo tồn thì chúng ta cần phải thực hiện tốt công cuộc bảo vệ sự đa dạng sinh học và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển từ đất liền. Vậy nên, việc chúng ta cần làm chính là, ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái ở các lưu vực sông, các cụm công nghiệp ven biển. Với thực trạng ô nhiễm môi trường biển như hiện nay, nước thải và chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm rất đáng chú ý đến. Do đó, cần xây dựng những hệ thống xử lý chất thải, nước thải để đảm bảo nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường biển.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp bảo vệ thì việc khắc phục, cải tạo và làm giảm thiểu ô nhiễm vùng biển. Bởi nếu chỉ chú trọng vào công tác bảo vệ mà không tính đến chuyện khắc phục các vùng nước biển đang bị ô nhiễm thì tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng và khó giải quyết về lâu về dài. Và để có thể kịp thời xử lý và cải thiện các vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chúng ta cần phải tiến hành quan trắc định kỳ và ghi chép các số liệu cụ thể để đánh giá hiện trạng cũng như xu hướng diễn biến của chất lượng môi trường biển./.
Nhìn từ cách làm của Quảng Ninh
Là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng đồng bằng sông Hồng - vùng trung du miền núi phía Bắc với hơn 250km bờ biển, rộng trên 6.000km2 mặt biển, trên 1.000km2 hải đảo… nhiều năm qua, đi cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh luôn triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường (BVMT) biển. Do có 9/13 địa phương tiếp giáp với biển, bởi vậy Quảng Ninh đã đầu tư mạnh các hệ thống xử lý, ngăn ngừa chất thải từ bờ.
Theo đó, các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh tích cực đổi mới công nghệ khai thác, triển khai nhiều giải pháp BVMT, hạn chế xả thải vào nguồn nước chảy ra biển. Cụ thể, tại các nhà máy tuyển than đã xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung; đầu tư hệ thống ép bùn, lắng lọc và sử dụng tuần hoàn nước, cơ bản không thải ra môi trường. Các đơn vị khai thác than đều có công trình thu gom nước chảy tràn bề mặt đưa về khu vực xử lý…
Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long huy động cán bộ, nhân viên tham gia thu gom phao xốp trên vịnh Bái Tử Long. Ảnh: Phạm Tăng
Cả 6/6 khu công nghiệp có các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và 4/5 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đã đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. 100% các khu đô thị mới trên địa bàn có hệ thống xử lý tập trung đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường. Riêng trên địa bàn TP Hạ Long có một số khu đô thị mới, nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom, xử lý cục bộ sau đó đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố. Hiện Quảng Ninh đang tiếp tục triển khai thực hiện các dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại Hạ Long, Móng Cái.
Để phát triển bền vững, Tỉnh Quảng Ninh cũng ban hành danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh năm 2021, định hướng đến năm 2025, trong đó tiếp tục xúc tiến đầu tư dự án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu vực đô thị tập trung tại Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên, Uông Bí…
Tại khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long, việc giám sát các nguồn thải được tăng cường. Tỉnh đã hoàn thiện lắp đặt thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso của Nhật Bản, thu gom xử lý toàn bộ nước thải phát sinh do khách du lịch và nhân viên quản lý tại đảo Titop, nước thải đạt tiêu chuẩn loại A (QCVN 14:2008) trước khi thải ra Vịnh Hạ Long...
Không chỉ ngăn ngừa chất thải từ bờ gây ô nhiễm môi trường biển, Quảng Ninh còn tăng cường giải pháp hạn chế ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đánh bắt, nuôi trồng, vận tải… trên biển.
Tỉnh đã hoàn thành xây dựng, lồng ghép các phương án BVMT, đa dạng sinh học vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác quản lý, BVMT Vịnh Hạ Long tiếp tục được quan tâm, tăng cường. Từ năm 2018 đến nay, các cơ quan chức năng đã xử lý 3 vụ phá rừng ngập mặn trái pháp luật với 4.050m2, tổng số tiền phạt là 45 triệu đồng; 6 vụ vi phạm môi trường trên biển, xử phạt 170 triệu đồng; đình chỉ có thời hạn 9 tàu du lịch do vi phạm môi trường, giao thông… cưỡng chế di chuyển 22 bè mảng ra khỏi Vịnh Hạ Long…
Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3739/QĐ-UBND ngày 5/9/2019 “về việc phê duyệt đề cương xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn tại Quảng Ninh”; triển khai thực hiện Bộ tiêu chí nhân sinh thái Cánh buồm xanh… Qua đó, các địa phương tích cực giám sát các tàu du lịch và các đơn vị kinh doanh dịch vụ trong việc không sử dụng và bán sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần cho khách du lịch; yêu cầu các tàu du lịch có các giải pháp BVMT như thu gom nước thải, rác thải sinh hoạt từ tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long...
Đến hết tháng 6/2023, tỷ lệ chuyển đổi từ phao xốp sang phao nhựa theo quy chuẩn đối với cơ sở nuôi biển được quy hoạch trên địa bàn đạt 94,02%. Đã có 236 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch, 15 doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kayak, đò chèo tay và 51 doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản ký cam kết không sử dụng sản phẩm từ nhựa dùng một lần trong các hoạt động dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long. 100% tàu du lịch lắp đặt thiết bị phân ly dầu - nước.
Tại các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long đã tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại các luồng, tuyến, khu vực dịch vụ, chân đảo, bãi cát. Tổng khối lượng rác được thu gom, vận chuyển về bờ đi xử lý từ năm 2018 đến nay khoảng 2.800 tấn.
Đặc biệt, chú trọng công tác giám sát chất lượng môi trường biển ; tăng cường quản lý hoạt động các trạm quan trắc môi trường tự động để giám sát các nguồn phát thải, kịp thời cảnh báo hiện tượng ô nhiễm môi trường biển tại các địa phương, doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 trạm giám sát chất lượng môi trường nước biển ven bờ, 5 trạm giám sát chất lượng nước mặt, 76 trạm giám sát nước thải và 1 trạm khí tượng thủy văn.
Đồng thời, tỉnh này còn tích cực bảo vệ rừng ngập mặt, đa dạng sinh học biển. Quảng Ninh đã thành lập Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long; thực hiện điều tra, quy hoạch, lập hồ sơ đề nghị công nhận khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR) cho khu đất ngập nước Đồng Rui (huyện Tiên Yên); thực hiện xong việc Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Cô Tô, đảo Trần và 16 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản bảo vệ các loài thủy sản đặc sản (sá sùng, ngán, rươi…). Từ năm 2017-2022, toàn tỉnh trồng mới và trồng bổ sung được 560ha rừng ngập mặn, trở thành địa phương có diện tích trồng rừng ngập mặn lớn nhất khu vực phía Bắc.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.