Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 8 năm 2023 | 9:52

Tìm nguyên nhân cây sâm Bố Chính bị chết hàng loạt ở TT-Huế

Ngành Nông nghiệp huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đang phối hợp với đơn vị chức năng làm rõ nguyên nhân héo chết và tìm hướng khắc phục dịch bệnh trên cây sâm Bố Chính trồng. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp kịp thời thu mua củ sâm tại các vườn sâm sắp thu hoạch để hạn chế thiệt hại cho người dân.

Những ngày gần đây, nhiều xã viên Hợp tác xã (HTX) Quảng Nhâm (xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới) ngồi trên đống lửa khi cây sâm Bố Chính của bà con, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp dân thoát nghèo bị héo chết hàng loạt, chết với diện tích lớn. Đây là diện tích sâm do HTX Quảng Nhâm liên kết với Công ty TNHH SBC Hoàng Gia (đường Phạm Văn Đồng, TP. Huế) đưa vào trồng theo hình thức liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm tại địa bàn một số xã như Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Sơn Thủy... (huyện A Lưới).

Người dân xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới) thu hoạch những diện tích cây sâm Bố Chính bị héo chết.

Người dân xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới) thu hoạch những diện tích cây sâm Bố Chính bị héo chết.

Theo những người trồng sâm nơi đây, cây sâm được người dân trồng từ đầu năm 2023 và chỉ còn vài tháng nữa là đến thời kỳ thu hoạch lấy củ, tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều diện tích cây sâm bị vàng lá, héo úa rồi chết dần không rõ nguyên nhân.

 “Sau năm đầu tiên trồng thử, nhận thấy cây sâm sinh trưởng, phát triển tốt, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nên gia đình tôi mạnh dạn vay vốn, đầu tư mở rộng diện tích trồng sâm. Vụ mùa năm 2023, vợ chồng tôi trồng 1ha sâm và dự kiến đến cuối năm nay sẽ thu hoạch. Tuy nhiên, khi vườn sâm đang phát triển tốt thì bỗng dưng nhiễm bệnh, cây héo úa, lá vàng khô, hoa rụng và sau đó thân cây bị thối dần xuống củ. Gia đình tôi đã dùng chế phẩm sinh học để phun phòng trừ bệnh nhưng vẫn không thể khống chế sự lây lan của loại bệnh này trên vườn sâm”, bà Hồ Thị Nai một hộ trồng cây sâm ở xã Quảng Nhâm buồn rầu cho biết.

Ngành nông nghiệp huyện A Lưới đang phối hợp với đơn vị chức năng kiểm tra, làm rõ nguyên nhân khiến cây sâm bị héo chết.

Ngành Nông nghiệp huyện A Lưới đang phối hợp với đơn vị chức năng kiểm tra, làm rõ nguyên nhân khiến cây sâm bị héo chết.

Theo Giám đốc HTX Quảng Nhâm Nguyễn Hải Teo, đến nay đã có hơn 70% tổng diện tích trồng cây sâm của bà con xã viên HTX bị héo, chết. Sau khi phát hiện cây sâm bị nhiễm bệnh, HTX đã báo cáo đến chính quyền địa phương và doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ người dân khắc phục. Mặc dù, người dân đã sử dụng chế phẩm sinh học được hỗ trợ từ phía doanh nghiệp để phun, xử lý những diện tích sâm bị bệnh nhưng vẫn không hiệu quả.

Cũng theo ông Teo cho biết, vụ sâm năm 2023, toàn HTX Quảng Nhâm trồng được hơn 2,3ha sâm và được liên kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Mô hình liên kết này được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế khi doanh nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật cho nông dân và đảm bảo đầu ra ổn định đối với sâm dược liệu.

Sâm Bố Chính được kỳ vọng là loại cây trồng giúp người dân thoát nghèo ở huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên-Huế.

Sâm Bố Chính được kỳ vọng là loại cây trồng giúp người dân thoát nghèo ở huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên-Huế.

Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, ông Văn Lập, Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới cho biết, đơn vị này cũng đã cử cán bộ trực tiếp các vườn sâm bị chết để kiểm tra. Theo nhận định ban đầu là do cây sâm bị nhiễm các loại nấm bệnh do ảnh hưởng của thời tiết.

“Phòng cũng đã mời chuyên gia của một Viện nghiên cứu ở Hà Nội vào Huế để làm rõ nguyên nhân và có biện pháp khống chế sự lây lan dịch bệnh và bảo vệ những diện tích sâm còn lại của người dân. Đồng thời, cũng đã đã yêu cầu doanh nghiệp kịp thời thu mua củ sâm tại các vườn sâm sắp thu hoạch để hạn chế thiệt hại cho nông dân”, ông Lập cho hay.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top