Trưa nay (12/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới kiểm tra công tác phòng chống, khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra tại tỉnh Tuyên Quang.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm hỏi, động viên các lực lượng đang tập trung xử lý mạch sủi và gia cố tuyến đê xung yếu tại xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi kiểm tra công tác củng cố, khắc phục sự cố một số điểm xung yếu ở đê sông Lô, xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: TTXVN)
Hiện hàng trăm cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an và các lực lượng của địa phương đang nỗ lực xử lý sự cố, bảo đảm an toàn cho khu vực. Tuyến đê này cách đây 2 hôm đoạn qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ một đoạn dài khoảng 10 m, nhờ chủ động phát hiện dấu hiệu rò rỉ từ sớm nên đã di dời người dân từ sớm, không để xảy ra thiệt hại về người. Công tác vá đê được thực hiện khẩn trương và tình hình cơ bản đã ổn định.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm động viên lực lượng làm nhiệm vụ củng cố, khắc phục sự cố một số điểm xung yếu ở đê sông Lô, xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao nỗ lực của các lực lượng quân đội, công an và tỉnh Tuyên Quang trong những ngày qua; yêu cầu địa phương và các lực lượng chức năng tiếp tục tập trung rà soát tất cả các điểm xung yếu trên toàn tỉnh để có phương án chủ động từ sớm; những vị trí nào có nguy cơ vỡ, hay sạt lở cần có phương án di dân sớm, giữ an toàn cho người dân, tuyệt đối không được chủ quan lơ là bởi tình hình mưa lũ dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm động viên, tặng quà lực lượng làm nhiệm vụ củng cố, khắc phục sự cố một số điểm xung yếu ở đê sông Lô, xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm động viên, tặng quà lực lượng làm nhiệm vụ củng cố, khắc phục sự cố một số điểm xung yếu ở đê sông Lô, xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: TTXVN)
Đối với những vùng còn ngập, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu lãnh đạo tỉnh xác định cứu dân là ưu tiên cao nhất, triển khai đồng bộ quyết liệt mọi giải pháp từ phòng ngừa đến cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ; triển khai nhanh nhất các biện pháp để mang nhu yếu phẩm đến cho bà con và chú trọng bảo đảm an toàn cho lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ người dân.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.