Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 10 năm 2022 | 8:30

Trái cau xuất khẩu khó đầu ra, nhà vườn cần thận trọng mở rộng diện tích

Sau thời gian giá ở mức kỉ lục, trái cau thương phẩm ở khu vực ĐBSCL đang bị dội hàng, rớt giá nên nhà nông cần cân nhắc khi nhân rộng diện tích.

Gần đây, mô hình trồng cau lấy trái bán tươi và bán giống phát triển mạnh ở nhiều địa phương của vùng ĐBSCL như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng…

Vào các tháng đầu năm nay, giá trái cau ở vùng ĐBSCL ở mức trên 30.000 đồng/kg, có thời điểm cau Vú Bò giá 40.000 đồng/kg. Thế nhưng gần đây, trái cau xuất khẩu sang Trung Quốc bị dội hàng, rớt giá. Hiện tại, trái cau loại 1 giảm khá sâu, chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Trái cau xuất khẩu chỉ duy nhất phục vụ thị trường Trung Quốc, nên khi thị trường này ngừng thu mua giá cau giảm mạnh, thậm chí ít người thu mua. Do đó, nhà vườn cần cẩn khi mở rộng diện tích trồng cây này để không gặp cảnh "cung vượt cầu".

Giá trái cau giảm sâu do thị trường Trung Quốc tiêu thụ chậm.

Cái khó "ló" cái khôn, trước tình hình này, nhiều vườn cau đã tìm ra hướng đi mới, đó là trồng xen với các loại cây trồng khác. Cách làm này vừa không ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời lại có nguồn thu nhập cộng hưởng từ nhiều loại cây, trong đó có cây cau.

Ông Nguyễn Ngọc Tầng, nông dân có 6.000 m2 đất trồng cau tại xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, giá cau năm trước thấp nhất vẫn được 23.000 đồng/kg, còn hiện nay giá 8.000 đồng/kg khi phía Trung Quốc thông báo cho các lò sấy ngưng sấy và thu mua.

“Lúc này trái cau đang dội hàng, trái cau từ Nam ra Bắc đều có nhưng vào tháng 11 bắt đầu giá lên. Nếu tính ra giá cau xuống 3.000 đồng/kg người trồng cũng chưa lỗ, nhưng để tiếp tục sinh lời với cây cau, bà con nên trồng xen thêm cây khác, vì cau không cạnh tranh đất, phân bón, thuốc trừ sâu và ánh sáng”, ông Tầng khuyến cáo./.

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top