Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 3 năm 2023 | 9:19

Trao tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Thi lần thứ 3, năm 2023

Ngày 10/3, Ban Dân vận tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ Trao tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật (VHNT) Nguyễn Đình Thi, tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 3, năm 2023.

Ngày 10/3, Ban Dân vận tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ Trao tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật (VHNT) Nguyễn Đình Thi, tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 3, năm 2023.

Giải thưởng VHNT Nguyễn Đình Thi được trao tại Quảng Ngãi cho 3 nhạc sĩ nổi tiếng của miền Trung.

Giải thưởng VHNT Nguyễn Đình Thi được trao tại Quảng Ngãi cho 3 nhạc sĩ nổi tiếng của miền Trung.

 

Năm 2023, kỷ niệm 20 năm ngày nhà văn hóa lớn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch lớn, nhà văn Nguyễn Đình Thi qua đời (28/4/2003), gia đình nhà văn Nguyễn Đình Thi, lần thứ 3 tổ chức trao giải thưởng VHNT mang tên “Nguyễn Đình Thi”.

Khác với 2 lần trước, lần này giải thưởng được trao tại Quảng Ngãi cho 3 nhạc sĩ nổi tiếng của miền Trung. Đó là nhạc sĩ Lê Quang Vũ ở Huế, nhạc sĩ Đình Thậm ở Đà Nẵng, và nhạc sĩ Văn Phượng ở Quảng Ngãi. Cả 3 nhạc sĩ đều là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và có nhiều đóng góp cho âm nhạc nước nhà nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

Ba tác phẩm được chọn trao giải của ba nhạc sĩ này đều viết về Quảng Ngãi, và đều là ba tác phẩm xuất sắc. Lê Quang Vũ với Giao hưởng thơ mang tên “Trẻ em Sơn Mỹ”, Đình Thậm với ca khúc “ Quảng Ngãi trong tôi” (còn mang tên thứ hai là “Quê mình trăm mến ngàn thương”), và Văn Phượng với hợp xướng “Chân sóng” viết về cuộc đối đầu và hy sinh anh hùng của 64 chiến sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Năm nay cũng là dịp kỷ niệm 35 năm ngày các chiến sĩ bảo vệ Gạc Ma hy sinh  (14/3/1988-14/3/2023), nên lần trao giải Nguyễn Đình Thi mang rất nhiều ý nghĩa.

Theo nhạc sĩ Thế Bảo, nhạc sĩ Lê Quang Vũ quê ở Huế, lớn lên ở TP.Hồ Chí Minh, hiện ở Huế. Anh sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc, đặc biệt là giao hưởng thơ “trẻ em Sơn Mỹ” viết từ cảm xúc trường ca cùng tên của nhà thơ Thanh Thảo.

Nhạc sĩ Văn Phượng quê Hội An nhưng trưởng thành ở Quảng Ngãi, lại có vợ Bình Sơn nên anh đã thành nhạc sĩ Quảng Ngãi 100%. Ngoài nhiều bài hát hay, nhiều hợp xướng cùng các thể loại âm nhạc khác...Văn Phượng có hợp xướng “Chân sóng” phổ từ trường ca “Chân đất” của nhà thơ Thanh Thảo, tác phẩm đã đạt giải cao của Hội Nghệ sĩ Việt Nam năm 2013.

Riêng nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm lại ngược với Văn Phượng, anh quê Quảng Ngãi nhưng đang hoạt động và nổi tiếng ở Đà Nẵng. Anh sáng tác rất nhiều, trong đó bài hát “Quảng Ngãi trong tôi” của Nguyễn Đình Thậm là một trong những ca khúc được dân Quảng Ngãi và miền Trung vô cùng yêu thích.

Nhà thơ Thanh Thảo, nguyên phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, chia sẻ: Thời thanh xuân, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi đã có 02 ca khúc để đời. Đó là bài hát “Diệt Phát xít” và ca khúc mang hơi thở trường ca “Người Hà Nội”. Hai bài hát ấy đã sống hai phần ba thế kỷ, và hứa hẹn sẽ sống mãi với đất nước và nhân dân Việt Nam. Trao giải thưởng “Nguyễn Đình Thi” lần này cho 03 nhạc sĩ cũng là dịp tôn vinh nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, người chỉ sáng tác 2 bài hát, nhưng là 02 tác phẩm để đời.

Người nghệ sĩ lớn ấy, từ năm 1948 đã viết bài thơ “Đất nước” bất hủ với câu thơ đầy tiên báo “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới”, nói lên chỗ đứng, vị thế của người nghệ sĩ “cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu” (thơ Xuân Diệu) với dân tộc mình. Một đất nước có những nhà thơ, những nghệ sĩ biết cam kết số phận  mình cùng số phận của nhân dân mình, dân tộc mình như vậy, là một đất nước biết “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”( bài thơ “Đất nước”-Nguyễn Đình Thi).  

Được biết, Giải thưởng VHNT Nguyễn Đình Thi lần thứ 1 năm 2020 tại Thủ đô nghìn năm văn hiến, một trong 02 người được trao giải thưởng lần thứ I năm 2020 là một người con của Quảng Ngãi - nhà thơ Thanh Thảo. Trong lần trao giải thưởng VHNT Nguyễn Đình Thi lần thứ 1 này có 02 tác giả được chọn là nhà thơ Thanh Thảo và tác giả trẻ Nguyễn Duy Trọng. Trong đó, nhà thơ Thanh Thảo được vinh danh ở hạng mục "Thành tựu trọn đời", với tác phẩm được chọn trao tặng là "Dấu chân qua trảng cỏ". Đây là tác phẩm ông viết cách nay 50 năm khi ông ở tuổi 25 và là người lính trên chiến trường chống Mỹ đầy gian khổ, ác liệt. Cả cuộc đời dành trọn cho sáng tác, nhà thơ Thanh Thảo đã xuất bản 8 tập thơ và 14 trường ca rất nổi tiếng, được bạn đọc yêu thích. 

Ông đã từng được trao nhiều giải thưởng lớn như Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng - An ninh Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về VHNT năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2014...  Thế nhưng, khi nhận Giải thưởng VHNT Nguyễn Đình Thi, nhà thơ Thanh Thảo rất phấn khởi phát biểu: "Tôi thấy giải thưởng này rất đặc biệt, nhiều ý nghĩa. Tôi cảm thấy vui, tự hào và xứng đáng với giải thưởng". Giải thưởng chỉ có giấy chứng nhận do con trai của Nguyễn Đình Thi là nhà văn Nguyễn Đình Chính ký tặng và chiếc cúp do nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, người được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (cũng là người sáng tác bức tượng đặt tại khu di tích Mỏ Cày, huyện Mộ Đức) sáng tác riêng cho giải thưởng.

Nhà văn Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, chia sẻ: Đến nay, Giải thưởng VHNT Nguyễn Đình Thi đã được trao giải 3 lần. Giải thưởng bao gồm nhiều lĩnh vực mà Nguyễn Đình Thi đã tâm huyết, gồm văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phê bình nghệ thuật và chủ yếu dành cho các tác giả có nhiều đóng góp cho đất nước và các tài năng trẻ mới xuất hiện. Giải thưởng sẽ được tổ chức chất lượng để xứng đáng với tên tuổi của Nguyễn Đình Thi.

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top