Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 2022 | 21:33

Trồng hàng ngàn cây bản địa tại khu vực Rào Trăng 3

Hàng ngàn cây rừng bản địa thuộc các loại huỷnh, gáo vàng và re gừng sẽ được trồng tại tiểu khu 67, nơi từng xảy ra thảm họa Rào Trăng 3 cách đây ba năm.

Các ngày 1-2/11, tại Tiểu khu 67 thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ quản lý, 2.000 cây rừng bản địa gồm gáo vàng, re rừng, huỷnh đã được trồng.

Hàng ngàn cây bản địa gáo vàng, re rừng, huỷnh đã được trồng tại tiểu khu 67.

Hàng ngàn cây bản địa gáo vàng, re rừng, huỷnh đã được trồng tại tiểu khu 67.

Đây là hoạt động hưởng ứng chương trình trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 và mục tiêu trồng 20 triệu cây xanh của Tập đoàn Charoen Pokphand Thái Lan.

Đồng thời, hoạt động này nằm trong kế hoạch của tỉnh Thừa Thiên- Huế về việc trồng 25 ngàn cây xanh các loại như huỷnh, gáo vàng và tre gừng trên diện tích 30ha tại khoảnh 4, Tiểu khu 67. Những giống cây rừng trên đều thuộc loại cây gỗ lâu năm, có khả năng giữ đất và chống sạt lở cao. Dự án trồng rừng này dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2022, với thời gian chăm sóc 6 năm (2022-2027).

Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có tổng diện tích hơn 300.000ha đất có rừng theo công bố hiện trạng năm 2021. Tuy nhiên, diện tích rừng  trên địa bàn ngày càng giảm do ảnh thiên tai, hoả hoạn cháy rừng và lấn chiếm của người dân...

Chương trình hưởng ứng chương trình trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Chương trình hưởng ứng chương trình trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Trước tình hình trên, thời gian quan tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang triển khai nhiều biện pháp để phòng ngừa, khôi phục rừng thông qua việc trồng mới, trồng bổ sung diện tích rừng theo hướng bền vững.

Việc đẩy mạnh thực hiện các dự án trồng rừng theo hướng bền vững của  tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua,  không chỉ góp phần giảm thiểu khí thải, khí nhà kính bảo vệ môi trường mà còn nâng cao được nhận thức cộng đồng người dân trong công tác quản lý bảo và phát triển rừng bền vững.

Thông qua đó, tạo việc làm và sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân trong quá trình trồng và chăm sóc rừng, góp phần phục hồi sinh thái, giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.    

 

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top