Ủy ban Nhân dân TP. Huế (Thừa Thiên Huế) đã tổ chức Lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật 'Chiều trên quê hương tôi' tại công viên Trịnh Công Sơn (TP. Huế).
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001) đã để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ với hơn 600 ca khúc, trong đó, có hơn 200 bài hát phổ biến. Ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên và một ca sĩ. Ông từng là hội viên Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ san Thế Giới Âm Nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và các đại biểu làm Lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
Tượng nghệ thuật Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tác phẩm điêu khắc do cố điêu khắc gia Trương Đình Quế sáng tác; tượng có chất liệu bằng đồng, chiều cao 1,7m, chiều rộng 1,6m, chiều dài 2,3m, trọng lượng 500kg với sự tư vấn thiết kế của kiến trúc sư Hồ Viết Vinh cùng nhóm cộng sự trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và được ông Lê Hùng Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng - Kinh doanh Nhà Gia Hòa (TP. Hồ Chí Minh) là chủ sở hữu dành tặng cho TP. Huế.
Lễ khánh thành tượng nghệ thuật Trịnh Công Sơn nhằm ghi nhận những đóng góp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành cho nền Tân nhạc Việt Nam nói chung và cho Huế nói riêng; góp phần tôn tạo cảnh quan chung của cố đô Huế, những hình ảnh không thể thiếu trong âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Chương trình biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn được UBND thành phố Huế phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức, sẽ là nơi hội tụ của các ca sĩ đến từ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Huế như: ca sĩ Đức Tuấn, ca sĩ Giang Trang, ca sĩ Tấn Sơn, ca sĩ Lã Anh Thư, Đội Kèn Huế,… Các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ gợi nhớ về những tháng năm sinh sống và sáng tác nghệ thuật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Lễ khánh thành tượng nghệ thuật Trịnh Công Sơn là hoạt động được UBND thành phố Huế tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành cho nền Tân nhạc Việt Nam nói chung và cho Huế nói riêng; góp phần tôn tạo cảnh quan chung của cố đô Huế và không gian bờ sông Hương - những hình ảnh không thể thiếu trong âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Sáng nay (12/12), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại buổi lễ, các cơ quan báo chí: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tiền Phong và Tạp chí Nhà Đầu tư đã đóng góp hỗ trợ cho Chương trình, với tổng kinh phí 200 triệu đồng…
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.