Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2024 | 10:23

Vai trò của Mặt trận trong phát triển kinh tế-xã hội huyện miền núi Tây Giang

Trong năm 2023 vừa qua, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam đã tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đóng vai trò chủ chốt trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, Đô thị văn minh” năm 2023.

Tiên phong trong phát triển kinh tế-xã hội

Tây Giang là huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Nam có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được địa phương xác định làm nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong công tác Mặt trận.

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tây Giang nói chung, trong thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tây Giang đã linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đặc biệt quan tâm việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và tầng lớp Nhân dân.

•	Hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho cuộc sống người dân miền núi là kim chỉ nam cho hoạt động của Mặt trận huyện Tây Giang.

Hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho cuộc sống người dân miền núi là kim chỉ nam cho hoạt động của Mặt trận huyện Tây Giang.

Theo đó, năm 2023 vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tây Giang ban hành Kế hoạch số 59/KH-MTTQ-BTT về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, Đô thị văn minh” năm 2023.

Phối hợp với các thành viên Mặt trận và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã chủ trì 21 cuộc giám sát, tổ chức 10 cuộc phản biện; Tiến hành ký kết Chương trình phối hợp với các tổ chức thành viên Mặt trận và Phòng Văn hóa & Thông tin huyện về “Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở gắn với xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2020-2025”.

 Ngoài ra, Mặt trận các cấp tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Huyện ủy về xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Ổn định đời sống nhân dân

Thực tiễn đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, điển hình, nhân tố mới trong tham gia các hoạt động ở khu dân cư, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh .

Đặc biệt, Tại Hội nghị tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (Ngày hội) và gặp mặt nguyên cán bộ, lãnh đạo Mặt trận huyện Tây Giang (giai đoạn 2003-2023), Ban Công tác Mặt trận các khu dân cư trên địa bàn huyện đã tiếp thu hơn 7.350 ý kiến/70 thôn (trước năm 2018), 2.205 ý kiến/63 thôn (sau khi sáp nhập từ tháng 05/12/2018), đề xuất nhiều giải pháp xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Tổ chức trao tặng 46 nhà Đại đoàn kết (trị giá 1,9 tỷ đồng) cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn và nhiều phần quà có giá trị cho già làng, người có uy tín, các hộ gia đình khó khăn,… Biểu dương, khen thưởng tại Ngày hội 640 tập thể và 3.979 gia đình văn hóa tiêu biểu trong việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước; tại hội nghị tổng kết cấp huyện (28/6/2023) biểu dương 5 tập thể, 45 cá nhân tiêu biểu.

Tại buổi lễ Tổng kết công tác Mặt trận năm 2023, phấn khởi khi nhận nhà đại đoàn kết, ông Alăng Zang – thôn A rầng - xã Axan nói: “Tất cả đều nhờ Mặt trận cấp trên kịp thời hỗ trợ, nếu không thì giờ cũng chưa chắc đã có nhà ở sớm trước Tết năm nay”.

Theo ông Bhơriu Quân – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện, Tây Giang vẫn còn 967 nhà tạm bợ, dột nát, chủ yếu rơi vào hộ nghèo, hộ cận nghèo. Mặt trận huyện sẽ tiếp tục kêu gọi, vận động các nguồn lực hỗ trợ khác nhau để cùng với đoàn thể các cấp quyết tâm xóa nhà tạm, dột nát trong năm tới. Bởi vì, không có nguồn hỗ trợ nào nhanh, hiệu quả như nguồn của Mặt trận làm nhà đại đoàn kết.

Không có nguồn hỗ trợ nào nhanh, hiệu quả như nguồn của Mặt trận làm nhà đại đoàn kết.

Không có nguồn hỗ trợ nào nhanh, hiệu quả như nguồn của Mặt trận làm nhà đại đoàn kết.

Ông Cơlâu Hạnh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện thông tin thêm, cấp ủy, chính quyền các cấp đánh giá cao công tác triển khai hỗ trợ nhà ở đại đoàn kết cho người dân khó khăn trên địa bàn huyện.

“Nguồn cứu trợ và cả nguồn Quỹ vì người nghèo đã phát huy hiệu quả, cần được các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân quan tâm hơn nữa. Các cấp ngành và cộng đồng cần hưởng ứng mạnh mẽ việc thực hiện Thư kêu gọi ủng hộ thực hiện chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm bợ, dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025 của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam, với mục tiêu đến cuối năm 2025 trên địa bàn tỉnh không còn hộ nào phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ, nhà dột nát”, ông Cơlâu Hạnh nói.

 

Anh Vũ - Sông Hàn
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Top