Sáng 4/10, tại Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với ông Alister Jack, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vùng Scotland. Qua đó, thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực nông nghiệp.
Scotland là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Những năm qua, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) là "đòn bẩy" thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 2 nước.
Theo đó, xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước từ đầu năm 2021 đến nay tăng trưởng hơn 20%. Hiện, Vương quốc Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam ra thế giới.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phừng Đức Tiến cho biết, "Việt Nam hiện đứng 15 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Trong đó, 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hằng năm trên 3 tỷ USD là gạo, rau quả, thủy sản, hạt điều, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ. Nông, lâm, thủy sản là ngành duy nhất liên tục xuất siêu của Việt Nam”.
Bộ NN-PTNT và đoàn đối tác Scotland chụp ảnh kỷ niệm
Thứ trưởng Tiến đánh giá cao thương mại giữa Việt Nam - Vương quốc Anh, cho rằng, thể chế nông nghiệp 2 nước đã luôn hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông báo với đoàn đối tác về kế hoạch của Bộ NN-PTNT hiện đang hoàn thành thủ tục để mở cửa thị trường thịt lợn, gia cầm từ Vương quốc Anh vào Việt Nam. Đồng thời, mong muốn nước bạn nhanh chóng kiểm duyệt và nhập khẩu sản phẩm thịt gà, ức gà của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng nhận định tiềm năng của ngành cà phê Việt Nam tiếp cận thị trường nước bạn. “Chúng tôi có hơn 700.000 ha trồng cà phê với năng suất cao nhất thế giới, gần 4 tấn/ha. Do đó, chúng tôi muốn giới thiệu sản phẩm này với Hiệp hội cà phê Vương quốc Anh, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cà phê nước bạn”, Thứ trưởng nói.
Đáp lời Thứ trưởng Tiến, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vùng Scotland đồng ý về mở rộng, tìm hiểu thương hiệu cà phê Việt Nam. Ông Alister Jack cũng mong muốn được giới thiệu các sản phẩm cá hồi, thịt bò nổi tiếng thế giới.
Đánh giá về tình hình hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp giữa hai bên, vị đại diện này khẳng định, “Tôi cho rằng thương mại nông sản giữa Việt Nam - Vương quốc Anh đang ở thời kỳ đỉnh cao. Việc hai nước liên tục trao đổi các mặt hàng nông, lâm, thủy sản không chỉ phục vụ kinh tế mà còn thúc đẩy du lịch. Qua đó đa dạng hóa nguồn tiêu thụ trong nước, cung cấp thực phẩm cho nhiều phân khúc khách hàng”.
Ông mong muốn thêm tìm hiểu các thủ tục liên quan để xuất khẩu thủy sản vùng Scotland sang Việt Nam. Đồng thời, cam kết sẽ sớm phản hồi về quy trình nhập khẩu sản phẩm gia cầm của Việt Nam vào Vương quốc Anh.
Đối tác Scotland cũng đề cao cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ông nói: "Nông nghiệp là một lĩnh vực thực sự quan trọng của hai quốc gia. Hội nghị COP26 đã mở ra nhiều cơ hội để chúng ta cùng nhau xây dựng chính sách nông nghiệp bền vững. Đây là điều thiết thực để giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu".
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.