Trưa 9/2, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến lễ trao đổi Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh giữa Việt Nam và Singapore được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Singapore Tan See Leng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong đó, Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh giữa Việt Nam và Singapore được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Singapore Tan See Leng.
Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Công Thương về kế hoạch hợp tác kinh tế và thương mại được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Singapore Tan See Leng.
Ông Nguyễn Tường Lâm, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về thanh niên, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và ông Alvin Tan, Quốc Vụ khanh Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên, Phó Chủ tịch Hội đồng Thanh niên quốc gia Singapore ký Bản ghi nhớ về hợp tác thanh niên giữa Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và Hội đồng Thanh niên quốc gia Singapore.
Ông Nguyễn Đình Việt, quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Cục trưởng Cục Hàng hải Singapore ký kết Bản ghi nhớ hợp tác hàng hải.
Một trong những nội dung trọng tâm trong chuyến thăm Singapore lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới, quan trọng, như đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh…
Thời gian tới, Việt Nam và Singapore dự kiến sẽ đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm quản lý, các sáng kiến, nền tảng trong lĩnh vực chuyển đổi số trên 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền tảng số, thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực ưu tiên, như quản lý dân cư, tài chính ngân hàng, đất đai, thương mại điện tử…
Đồng thời, hai bên sẽ hợp tác phát triển, kết nối chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó có chia sẻ, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia (như dữ liệu về hàng hóa, phương tiện vận chuyển, thương mại hướng tới thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hai nước tiến hành hoàn toàn trên môi trường số).
Về kinh tế xanh, hai bên sẽ phối hợp, hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050. Việc thúc đẩy kết nối lưới điện giữa Việt Nam-Singapore cũng được kỳ vọng sẽ là hình mẫu cho việc hợp tác về thương mại, kết nối điện trong ASEAN, phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững.
Phía Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực ưu tiên, như đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, chuyển đổi số; ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh; hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đô thị; phát triển thị trường vốn; đào tạo nguồn nhân lực; công nghiệp dược, sản xuất các thiết bị y tế; công nghiệp chế biến, chế tạo, vật liệu, điện tử; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.