Ngày 20/9, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tham dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên; cùng một số lãnh đạo sở, ban, ngành, địa phương thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất. Ảnh: Nguyễn Dũng
Hội nghị nhằm phân tích, thảo luận, cho ý kiến về những cơ chế, chính sách để phát triển vùng Tây Nguyên tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Bên cạnh đó, hội nghị thảo luận về dự thảo Kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2023 của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên.
Tổ chức không gian lãnh thổ vùng Tây Nguyên
Tại hội nghị, ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đề cập đến cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên.
Theo ông Trần Duy Đông, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ vùng Tây Nguyên một cách hợp lý, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của vùng, địa phương và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới; khai thác tốt các thế mạnh của vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa chính trị, nguồn nhân lực.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6.10.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quan điểm xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Đồng thời, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo hoàn thiện thể chế, cơ chế tổ chức điều phối, liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên.
Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông trình bày về hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên các tháng cuối năm 2023.
Hội đồng điều phối vùng làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận, trao đổi ý kiến để thống nhất đối với các vấn đề chung của vùng, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; Chủ tịch Hội đồng có ý kiến kết luận cuối cùng.
Hội đồng điều phối vùng được xác định không phải là một cấp hành chính nhưng là mô hình tổ chức mới để xem xét, giải quyết những vấn đề quan trọng của vùng, góp phần tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc mà địa phương trong vùng chưa thể giải quyết được,
Đồng thời có thể cho ý kiến đối với những vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận hoặc vượt thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành và địa phương trong vùng.
Để phát huy hiệu quả vai trò của Hội đồng điều phối vùng trong thúc đẩy liên kết vùng để đạt được các mục tiêu phát triển chung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ là thành viên Hội đồng và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Tây Nguyên xây dựng dự thảo Kế hoạch các tháng cuối năm 2023 và bảo đảm các nguyên tắc đề ra.
Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg thành lập ngày 11.7.2023, nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Hội đồng điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Hội đồng do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Thường trực; Bộ trưởng các bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Chủ tịch Hội đồng. |
Năm 2023, trong bối cảnh tình hình kinh tế-chính trị thế giới tiếp tục có nhiều biến động; kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân và người lao động. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu phát triển KT-XH vượt kế hoạch đề ra, Hà Nam tăng trưởng kinh tế đứng thứ 8 toàn quốc.
Vượt qua nhiều tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới và đất nước như chiến tranh, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản ảm đạm…, năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hải Phòng ước đạt 10,34% (kế hoạch giao 12,7 - 13,0%), duy trì 9 năm liên tục ở mức hai con số.
Theo thông tin trên Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 47,84 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022 do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính còn giảm sâu (nhóm thuỷ sản mới đạt 8,2 tỷ USD, giảm 19%; lâm sản đạt 13 tỷ USD, giảm 17%,…); xuất siêu 10,55 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Ngay đầu tuần làm việc thứ ba (6-10/11) đợt một Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.