Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2085/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với Danh lam thắng cảnh Đập Đồng Cam, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa và xã Sơn Thành Đông (Tây Hòa, Phú Yên).
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, giao Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Di sản, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Giám đốc Sở VH-TT-DL Phú Yên, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Để nhằm mục đích khôi phục nền kinh tế chính quốc, chống nạn phá giá đồng frăng, nên kể từ sau chiến tranh thế giới lần I (1914 – 1918), tư bản Pháp mở rộng quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là cao su và lúa gạo. Nên từ năm 1889, hệ thống thủy nông Đồng Cam được các kỹ sư người Pháp tổ chức nghiên cứu để xây dựng các công trình thủy lợi dẫn nước tưới và họ đặc biệt chú ý giải pháp đưa nước sông Ba tưới cho đồng bằng Tuy Hòa bằng hệ thống tự chảy.
Đập thuỷ nông Đồng Cam cung cấp nước tưới cho hơn 30.000ha lúa/năm.
Năm 1924, công trình thuỷ nông Đồng Cam chính thức khởi công xây dựng với việc xây dựng đập chắn ngang sông Đà Rằng, dưới sự chỉ huy của các kỹ sư Fargues, Machefaux và Carrez. Đập được xây dựng trên bãi đá tự nhiên của dãy núi Tuy Phong, chiều cao trung bình 5m, chỗ cao nhất là 10m và thấp nhất là 3m. Chiều dài bờ tràn lúc nước bình thường là 525m và 590m lúc có lũ vượt biên độ 1m; công trình đầu mối gồm 1 đập dâng có chiều dài 680m, hai cửa cống lấy nước bắc, nam, hai cống xả cát và hệ thống kênh tưới gồm kênh chính bắc, chính nam, kênh nhánh cấp 1 chạy men theo triền núi đá dọc đôi bờ sông Ba, việc thi công rất phức tạp, nhất là đoạn 9km ở đầu kênh chính nam và 18km đầu kênh chính bắc.
Để hoàn thành công trình này, phải đào hơn 2 triệu m3 đất, trong đó 1.000m3 xây bằng đá đẽo và 18.000m3 xây bằng đá hộc thường; thi công hơn 20.000 khối bê tông và hàng trăm khối gỗ; hàng trăm tấn sắt thép. Ngoài ra, phải tốn 12 tấn mìn phá huỷ 365.000m3 đá ở bở đá chắn ngang sông Ba. Số lượng công nhân người bản xứ huy động hàng ngày nhiều nhất là 5.000 người.
Sau 6 năm xây dựng (1924-1929) hệ thống đập Đồng Cam đã khánh thành; tuy nhiên, tháng 11/1930 và tháng 11/1931 lại xảy ra hai sự cố gây hư hại lớn hệ thống kênh vừa mới hoàn thành, do đó, công trình tiếp tục hoàn thiện vào năm 1932. Hiện tại, hệ thống Thủy nông Đồng Cam cung cấp nước tưới cho hơn 30.000ha lúa/năm, cấp nước sinh hoạt cho người dân quanh khu vực, tạo cảnh quan môi trường sinh thái và là điểm đến du lịch hấp dẫn về văn hóa, lịch sử... Nhiều năm qua, Chính phủ, Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Phú Yên, Công ty TNHH MTV thủy nông Đồng Cam vẫn thường xuyên sửa chữa, nâng cấp nhằm nâng cao hiệu quả tưới, bảo đảm an toàn cho hệ thống Đồng Cam.
Như vậy đến nay, Phú Yên có 21 di tích danh thắng cấp quốc gia và 2 di tích danh thắng cấp quốc gia đặc biệt là: gành Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An) và Tháp Nhạn (phường 1, TP. Tuy Hòa)./.
Quốc Hùng
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.