Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm bạc thẻ và tôm chì.
Theo công văn của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, những năm qua, ngành tôm tỉnh Cà Mau liên tục đạt được sự tăng trưởng tốt về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Năm 2023, tổng diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, sản lượng đạt 231.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu tôm ngày càng khó khăn, do phải đối mặt với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường EU, việc áp dụng các hệ thống chất lượng phù hợp, thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm và giá xuất khẩu của các mặt hàng tôm có xu hướng giảm và sự cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm bạc thẻ và tôm chì đang gặp khó khăn. Ảnh minh họa
Theo quy định mới, từ năm 2024 đối với toàn bộ các sản phẩm tôm khi muốn nhập khẩu vào thị trường EU phải có trong chương trình giám sát dư lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng tôm bạc thẻ (Penaeus merguiensis) và tôm chì (Metapenaeus ensis) không nằm trong chương trình giám sát dư lượng, dẫn đến các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng xuất khẩu tôm bạc thẻ và tôm chì vào thị trường EU có khả năng không xuất được hàng, bị phạt và bồi thường hợp đồng, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mất khách hàng.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, để tháo gỡ khó khăn và hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp có thế mạnh xuất khẩu loại tôm bạc thẻ, tôm chì và người dân do bị mất đi thị trường xuất khẩu, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khẩn trương xem xét bổ sung đối tượng tôm bạc thẻ và tôm chì vào chương trình giám sát dư lượng Việt Nam năm 2024 và những năm tiếp theo.
Đồng thời, trong thời gian chờ bổ sung vào chương trình giám sát dư lượng, liên hệ với cơ quan thẩm quyền của EU cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản được phép xuất khẩu tôm bạc thẻ và tôm chì sang EU trong thời gian sớm nhất của năm 2024.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.